Bài hát của Đại Đức Thích Thiện Mỹ


Thứ Năm, 18 tháng 6, 1970

Gia phả họ Tạ Văn Mỹ


CỤ TỔ
TẠ VĂN MỸ
PHÙNG THỊ TỬU













PHẢ HỆ GIA ĐÌNH

Tằng Tổ khảo TẠ VĂN LẮM ( Phúc Phục La )
 hiệu TẠ PHÚC LÝ

Táng tại Gò Tro Cao xứ
Kỵ thập nguyệt ,sơ nhị nhật                        ( 2-10 )

Tằng Tổ tỷ  VŨ THỊ ĐẶT, Táng tại Gò Giữa xứ
Kỵ cửu nguyệt , nhị thập thất nhật                     ( 27-9 )

Sinh ra:
1- TẠ THỊ NHIỀU
2- TẠ THỊ KHÉT    
3- TẠ ĐỨC TRÍ      
4- TẠ VĂN THÊU
5- TẠ VĂN THIỆP
6- TẠ VĂN TIẾP
7- TẠ VĂN TÁC

- Vợ kế TẠ THỊ XỨNG, Hiệu DIỆU HOÀ  
Táng tại Rừng Sạnh xứ.
Kỵ cửu nguyệt , nhị thập tam nhật                      ( 23-9 )
Các con:
8- TẠ VĂN DƯỠNG
9- TẠ VĂN DỤC
10- TẠ VĂN MỸ











    

 TỔ KHẢO                                                 TỔ TỶ
          TẠ VĂN MỸ ( 1883 - 1966 )           PHÙNG THỊ TỬU ( 1883 - 1968 )


    
CỤ TỔ KHẢO TẠ VĂN MỸ
Mất ngày 21-11-1966 ( 10 - 10 Âm lịch )
Táng tại Đồng Sạnh xứ, Làng Phũ Hậu
TỔ TỶ PHÙNG THỊ TỬU
Mất ngày 28 - 5 1968 ( 2 - 5  Âm lịch )
Táng tại Đồng Sạnh xứ, Làng Phũ Hậu

CỤ TỔ KHẢO
TẠ VĂN MỸ





Cụ Tổ Tạ Văn Mỹ - Từ  trần lúc 7 giờ 20 phút ngày 21-11-1966 - Tức ngày 10 - 10, Bính Ngọ ( 1883 - 1966 ), Thọ 83 tuổi

Cụ sinh ra trong một gia đình hào trưởng, là con thứ 10, nên khi thiếu thời được nuông chiều, được học hành đến nơi đến chốn. Cụ học chữ nho hán rất thông tự, học 7 ông thầy, đóng 7 đồng môn. Cụ học rộng, đọc nhiều truyện cổ tích, nên khi dạy dỗ con Cụ chỉ đem chuyện ra kể, rồi giảng giải để các con biết đâu là tốt mà theo, đâu là xấu mà tránh. Cụ sống rất hiền từ, đức độ được nhân dân trong thôn làng yêu kính, nể trọng.
Gia tài của Cụ tuy rất giàu có, nhưng vì anh trai trưởng ( Mọ Mây ) tranh chức lý trưởng nên đã bán hết để gom tiền cho anh mua chức, nên các con chẳng ai được hưởng gì. Kể cả khi bố của Cụ ( Tạ Văn Lắm ) mất, anh em chạy làm ma to nhất làng, kết cục là nợ chồng chất, không trả được đành phá sản. Cụ đi làm thuê, cấy mướn kiếm bát gạo nuôi vợ con, cực chẳng đã có lần chủ trả công cho Cụ bằng mấy đấu cám Cụ cũng phải nhận. Cụ bà cũng nai lưng lao động chiu chắt nuôi 6 người con, thậm chí đói quá bà phải hái cả rau thài lài ở những hố cải mả về luộc ăn ( cỏ ở những chỗ đó rất tốt, nhưng mọi người đều sợ không dám hái nên mới còn ). Thài lài non, Cả nhà ăn khen ngon, Cụ Bà ngoảnh đi nuốt nước mắt thương chồng , thương con không dám hé răng.

NGÀY CỤ ÔNG TỪ TRẦN
 ( GHI CHÉP CỦA  ÔNG TẠ ĐỨC CÁT, CON THỨ 5  CỦA CỤ )

Nước sông Thao năm nay rất to, mức nước gần như năm 1945. Lúa ngô bị ngập nhiều lắm. Sau lụt là hạn hán gần ba tháng trời. Lúa mùa thu hoạch rất kém, mãi đến hôm nay 14-10 vẫn còn đang gặt. Sắn trong các rừng xa dân làng đã lấy thái và ăn hết. Mạ ngoài đồng có đám đã lên xanh, có đám vừa mới quải xong.
Trời mấy hôm nay se lạnh, một đợt gió mùa Đông-Bắc tràn tới, mưa lất phất, kéo dai dẳng 2, 3 ngày nên đường làng có nhiều vũng nước đọng...
Trưa nay 18-11-1966, thứ 6, được tin Chủ nhiệm Công ty Kiến trúc Việt Trì báo về họp về chủ trương thay đổi lãnh đạo Công trường  V3. Thu xếp công việc xong, thứ 7 ngày 19-11 tôi tranh thủ về quê.
Tin Ông anh Cả ( Ông Hỹ ), tối thứ 6 đưa Cụ từ Trại Bỗng Nga về xóm vì Cụ đã yếu. Vào thăm Cụ, Cụ vẫn tỉnh táo, vẫn nói rõ, nhưng có lúc nghe như lưỡi đã ngắn. Tối hôm đó tôi vào ngủ trong nhà Ông Lộc. Đêm ba lần trở dậy cho Cụ uống nước. Nằm nghe thấy Cụ cũng ba lần kêu đau mình. Thứ 7 Cụ không ăn gì, Chủ nhật 20-11 sáng Bà Thi, Bà Phận, Bà Chỉ cho Cụ ăn 1 thìa cháo thì thấy lả đi. Ra gọi tôi vào thấy Cụ vẫn nằm nguyên, tỉnh táo. Chiều ăn 1 quả chuối
Tối chủ nhật tôi cùng Ông Ca, hai anh em ngủ  cùng Cụ tại nhà Ông Hỹ, buồng trong Bà Chỉ, Bà Thi ngủ. Ông Hỹ về trại Bỗng làm ít chè mới hái tiện việc trông Bà Thọ bị đau bụng. Đêm đó Cụ kêu đau suốt đêm, và đòi uống nước có một lần. Sáng 21-11 Tôi và Ông Ca ra về biết rằng Cụ đã yếu lắm rồi. Về đến nhà mới quét dọn nhà cửa, rửa mặt xong, Bà Thi chay ra nói Cụ sắp về. Cả ba anh em và các con dâu con gái đến thì Cụ đang hấp hối thở ra. Sờ tay lên trán vẫn còn nóng. Lúc đó là 7 giờ 20 phút. Cụ tắt nghỉ.
Cụ đã mất. Bà Phận nấu một nồi nước lau mặt, lau người, mặc quần áo cho Cụ.
Vuốt mắt cho  Cụ, cởi áo bông, mặc một chiếc áo trồi ( loại vải tơ tằm ) lấy con dao con cắt bỏ hai hàng cúc áo rồi khép lại cẩn thận. Ông Hỹ cởi cái quần sécy mặc ngoài quần trồi cho Cụ. Sau đó vuốt tay, vuốt chân thẳng thắn, Tôi sửa lại cái mũ Cụ đội, sửa lại cái khăn bông che mặt và phủ một chiếc chiếu hoa mới trên mình Cụ.
Để Cụ an nghỉ, 5 anh em trai, dể ( Ông Hỹ  phải ở trực bên Cụ ), họp bàn nhau cách làm lễ tang cho Cụ. Thống nhất vì chiến tranh không quân của Mỹ đang bắn phá ác liệt nên buổi trưa khâm liệm, tối tống chung, sáng sớm mai đưa Cụ ra đồng.
12 giờ trưa 21-11-1966 ( tức 10-10 Âm lịch ) Toàn bộ con cháu trai dâu, gái dể tề tựu trong nhà từ đường, một chiếc chiếu hoa trải dưới, 4 mét vải diềm bâu ( loại vải bông thô) trải trên, tất cả các con đỡ Cụ từ trên giường xuống, lần cuối cùng mở khăn vuốt mắt cho Cụ rồi gói laị và đưa vào quan tài sơn đỏ.
4 giờ chiều một mâm, có ván sôi và thủ lợn làm lễ phát khốc.( Hồi đó thịt phải phân phối, nhưng hôm ấy may Đội sản xuất của Hợp tác xã được phép mổ lợn ăn gặt nên Cụ mới có thủ lợn cúng ).
Đêm đó thổi kèn tới sáng.
Tiết sang Đông, đêm hơi lạnh, một nhà chật như nêm, dân làng đến thăm viếng, ở cơ quan Công ty Việt Trì lên, các cơ quan trong dia phương đều có mặt. Rồi bà con bạn bè từ  Quỳnh Lâm, Vĩnh Mộ, Bãi Mộc, Ngũ xã, Thanh mai... lần lượt đến viếng vong linh Cụ.
Đêm đó con cháu thường trực suốt đêm, ca kèn, tế lễ, mượn tiếng kèn khóc ông cho các cháu đang ở xa không về được ( Túc ở Liên Xô, Xuân ở Yên Bái, Tiến, Đức bộ đội).
 Một tút thuốc lá Điện Biên, 3 tút Tam Đảo, 4 tút Trường Sơn, 2 cân chè ngon, trầu cau hàng rá...
4 giờ kém 5 phút ngày 22-11-1966 đưa đón Cụ ra đồng. Lúc đó trời mùa đông vẫn còn nhá nhem, 10 chiếc đèn pin tập trung lại, soi đường đi. Trai mũ gậy, gái lăn đường, cháu mũ tang, nghi lễ đầy đủ, có trống tiền, trống hậu, vãi già 3 thôn cờ phướn đi hộ phúc, con nhọc khiêng áo quan ra chỗ ngã ba giếng Gò Sủ thì lên đòn, có nhà xe có áo phủ xe ...Dân làng con cháu đông trên 200 người. Ông Phác từ Vĩnh Mộ nghe tin Cụ mất vào chờ từ 2 giờ sáng, một số kiến trúc sư ( ngày trước lớp Kiến trúc sư sơ tán về ở trong xóm ) cũng đi đưa Cụ về nơi an nghỉ cuối cùng
Tại trái rừng Bã Nang, một chiếc huyệt sâu chừng 1,5 m. Đây là nơi Cụ an nghỉ.
Xong xuôi, con cháu ra về là vào 6 giờ kém 5 phút sáng.
Dư luận nói Cụ sướng đến nỗi cái thủ lợn của Độị cũng phải đâng làm lễ cúng Cụ. Cụ về với Tiên Tổ đến trời cũng chiều theo, vì mấy hôm trước mưa phùn gió bấc, thế mà hôm Cụ về lại tạnh ráo, quang đãng.
Đến Giặc Mỹ tàn ác như  thế, chúng suốt đêm ngày bắn phá khắp nơi, báo động liên miên, vậy mà hôm Cụ về lại yên ả lạ thường.
Gia đình cán bộ cách mạng vậy mà con cháu vẫn giữ lề lối.
Đến ngày 26-11 tức 13-10 , trưa, một ván sôi, một con gà làm lễ cũng tam nhật. Có một cút rượu, cơi trầu, bát nước con cháu ra đắp lại mộ cho Cụ.

Đời Cha là cả chuỗi ngày
Đói cơn rách áo, hai tay lần hồi
Bát cơm đổi bát mồ hôi
Áo manh không đủ, áo tơi bạn cùng
Đêm đông sương giá lạnh lùng
Trõng tre làm bạn, ngại ngùng ai hay
Ba mươi tết, đấu cám này
Hỏi ai lừa đảo, hay tay bợm già
Chém cha những lũ ác tà
Hết đời ăn bám chết mà ai thương
Nào họ mạc, lại xóm phường
Trất ngôi đòi nợ hết đường đi đâu
Dân hèn bấm bụng cúi đầu
Tha hồ chúng đục, chúng bâu dần mòn
Tương lai nhìn một lũ con
Dẫu rằng núi lở đá mòn cũng cam
Lá cờ phấp phới trời nam
Căm hờn rũ sạch dây oan hết rồi
Đãng cho Cha được làm người
Cha vào du kích cho đời nở hoa
Cha ngồi hát khúc quân ca
Cha vui công việc. Tuổi già càng vui
Cha ơi Cha đã mất rồi
Suối vàng Cha mỉm miệng cười hôm nay
Cháu con đông đúc sum vầy
Nhớ Cha nhớ mãi những ngày xa xưa...

       Cụ Tổ Tỷ Phùng Thị Tửu - Từ trần lúc 4 giờ 45 phút ngày 28-5-1968 - Tức ngày 2 - 5, Mậu Thân ( 1883 - 1968 ), Thọ 85 tuổi.

 Cụ Phùng Văn Hốc, Vợ Nguyễn Thị Khoát Hiệu Diệu Đạt, Sinh được hai con.  Anh là Phùng Văn Cốc, em là Phùng Thị Tửu.
Cụ Cốc sinh ra: 5 người con
- Bà Phùng Thị Nhu
- Bà Phùng Thị  Tạc, Chồng Vũ Văn Như  ( Bố Ông Ý Cải )
- Bà Phùng Thị Khánh
- Phùng Văn Thiệu - hy sinh trong kháng chiến
- Phùng Thị Thiều, Chồng trước là Vũ Văn Tuế sinh được Chị Thuế
( Chồng là Long ) Chồng sau là Ông Vui ( Miền Nam tập kết ),
Vì không còn con trai, nên theo lời dặn của Cụ Bà, hiện nay Ông Tạ Văn Ca cúng giỗ hai Cụ Tổ bên ngoại là Phùng Văn Hốc và Nguyễn Thị Khoát.

NGÀY CỤ BÀ TỪ TRẦN
( GHI CHÉP CỦA ÔNG TẠ ĐỨC CÁT, CON THỨ 5 CỦA CỤ )

Thế là con mất Mẹ, cháu mất Bà, chắt mất Mọ.
Mẹ đã mất sau 5 tháng ốm yếu không thể gượng dậy. Các cháu không còn thấy Bà lọc cọc cây gậy ra chơi, đưa tay cho nắm cơm, quả chuối.
Con không còn thấy mẹ, những bữa lưng xách bát cơm ăn cùng mâm.
 Sớm tối đi về đồng quà tấm bánh không còn người chăm chút.
Thật là vật đổi sao dời,
Kim rơi đáy bể.
Hoá công kia sao nỡ phũ phàng.
Tạo hoá khéo bày trò trêu cợt
Nhớ Mẹ xưa hiền hậu, đảm đang
Trong việc nhà, ngoài việc nước, góp công lao xây dựng.
Nhớ những lúc hàn vi, đói cơm rách áo
Hai bàn tay Người lần hồi tần tảo nuôi con.
Xây dựng gia đình đầm ấm vui tươi
Gái gả chồng, Trai lấy vợ con cháu chắt một bầy đã ngoài sáu chục...
85 Năm, quá nửa đời khổ cực
Kể làm sao cho hết đoạn trường
Nói sao đây cho hết nỗi đau thương
Mẹ ơi, nơi suối vàng có thấu
Nhớ Mẹ xưa
Thương con rất mực, mến cháu vô bờ
Suốt một đời không được bữa ăn no
Chắt chiu  nhặt nhạnh từng ngày, dưỡng nuôi con, cháu
Dành dụm  vén vun bao năm, gây dựng gia đình
Với người đời, lòng dạ thẳng ngay
Cùng dòng họ, nghĩa tình đằm thắm
Thương người nghèo
Giúp kẻ khó
Có không nỡ để,thiếu chẳng ai hay
Mặt niềm nở tươi cười khi khách đến...
Có những lúc lưng cơm còn đang và dở
Thương con, nhường con đỡ, Mẹ đã no...
Dấu nắm cơm để dành đem cho cháu
Quả chuối giắt bao, chống gậy tìm con
Mẹ ơi
Con quên sao những đêm đông giá lạnh
Chiếc chõng tre với manh áo chuồn chuồn
Góc buồng một chiếc ổ rơm
Thu trong lòng mẹ con thơm giấc nồng.
Thương con nên phải ngăn chồng
Sắn khô dù miếng, cũng phòng bữa sau
Gõ miệng niêu, hạt cơm qua qúit
Thắt bụng vào, bữa cháo bữa ngô
Mới bảy ngày cữ  đã lo
Xuống hồ dầm nước Mẹ mò ốc cua...
Cuộc đời xưa nhọc nhằn là thế
Đến ngày nay con cháu trưởng thành
Nhờ công Cha Mẹ dụm dành
Cháu con tốt lộc, xanh cành hôm nay...
Mẹ ơi, Con gọi có hay
Con bấu, con víu, con lay, con cầu
Mẹ ơi, Mẹ đã đi đâu
Để thương, để nhớ, để sầu cho con
Quan tài một cỗ sơn son
Mẹ nằm dưới nám mộ tròn tái tê
Vĩnh biệt Người, Chúng con thề
Xứng danh gia tộc, mọi bề đắp xây
Mẹ ơi, gió thổi mây bay
Cầu mong mẹ chốn cao dày, bình an.

Ngày Mẹ mất, cách 2 hôm trước, Tôi họp ở Việt Trì về, đưa cho con gái là Phương ( Hiên ), mang vào cho Cụ 5 quả vải, Cụ ăn khen ngon: Thầy con mua đâu được của quý thế. Tối tôi vào Cụ bảo mua cho Cụ mấy cái kẹo. 25-5 xuống Việt Trì họp mua hai hào được bốn cái kẹo đường. Trưa về vợ tôi cầm kẹo , Cu Toàn biết nằng nặc xin một cái nhưng mẹ không cho, đứng giữa cổng khóc mãi.
Tối 26-5 chủ nhật vào, Cụ đòi ăn cơm, kêu sót ruột.
Một cái mâm, lưng bát cơm, một miếng thịt gà và một ít nước. Cụ bảo đem cho Cụ một bát nước nóng. Cụ ăn hết sách bát cơm Khi bưng bát nước vào Cụ đòi nằm, tôi nói với mẹ: Ngày mai con ngược công trường, Cụ chỉ gật đầu
Sáng 27-5 , Thứ 2, Trời mưa thế là tôi không lên cơ quan được. Trưa hôm đó mang vào cho Cụ một gắp thịt chả, lợn Đội mổ để ăn gặt. 2 giờ chiều tôi ngược lên Núi Thắm, Thanh Ba. Cụ vẫn tỉnh táo bình thường.
Chiều 25-7 Ông Lộc nấu cho Cụ lưng bát mỳ với gan lợn, Cụ ăn còn khen ngon. Đến mãi 3 giờ sáng 28-5 thì thấy Cụ trằn trọc, kêu đau mình. 4 giờ bắt đầu nói mê: " Bà trả thừa cho con mẹ hàng bưởi năm hào, chạy theo đòi lại". Và sau đó nói ngọng. 4 giờ 45 phút Cụ tắt nghỉ.
Nồi nước lá chanh, Bà Phận, Ông Hỹ lau rửa sạch sẽ, mặc cho Cụ một quần mới, một áo cộc trồi, một áo dài lụa, một yếm trắng mới, đầu quấn một khăn xa tanh, bên ngoài bịt chiếc khăn vải Liên Xô, chùm trên mặt là một khăn bông mới. 4 mét vải diềm bâu liệm, đưa vào chiếc áo quan sơn đỏ.
Chiều 4 giờ 30 một ván sôi, một con gà ba cân làm lễ khâm.
Đêm thổi kèn suốt đêm, Các vãi cả 4 thôn đến hộ phúc, hạnh kệ, chèo đò...
5 giờ kém 15 đưa Cụ ra đồng. Trời vừa tảng sáng. Đi trước án tiền một bức ảnh chân dung to, sau lên đòn có áo nhà xe phủ. Người chen nhau đi đưa tang dài hàng trăm mét. Đưa ra hạ huyệt cho Cụ xong xuôi, con cháu ra về đúng 7 giờ 15 phút.
Tất cả con cháu dâu, rể,con bõ đủ mặt.Vắng Bà Kê ( Bích ) bị mệt.  Các chấu Hùng ( học ở Lạng Sơn ), Hậu ( học ở Tam Nông ), Tiến gái ( học trên Thanh Sơn ), Vinh ( học Hà Bắc ), Xuân ( ở Yên Bái ), Đức, Tiến ( đi bộ đội ), Triển ( học y sỹ Thanh Ba ), Túc học đại học ( Tại Liên Xô ), Nhạn ( học ở Bắc Cạn ).
Năm nay gặt muộn vì rét kéo mãi, đến 29-4 âm lịch mới gặt buổi đầu tiên, lúa chắc hạt, sắn cũng đã lên ngang đầu gối.
Các con học hành thi cử xong xuôi. Hiên lên lớp 6, Thắng lớp 4, Cu Thiện ( Cảnh ) thi nhất lớp vỡ lòng được lên lớp 1, chỉ còn cu Toàn tháng 8 này lên 5 tuổi.

7-6-1978 (  2-5 Mậu Ngọ ), Núi Thắm, Thanh Ba - Việt Trì

Ngày này, cách đây 10 năm, những đứa con mất mẹ, cháu chẳng còn bà,
Tình ruột thịt sót đau quằn quại
Mẹ ơi mẹ, dưới xuối vàng mẹ yên giấc ngàn thu.
 Mẹ có biết lòng con xe lại
Những năm tháng theo thời gian cứ đi.
Tình nặng nghĩa dày công lao của mẹ vẫn còn nguyên vẹn
Thời và thế, bước chuyển động luân hồi
Sông núi cỏ cây nhớ dòng nước gánh phù xa nặng nợ
Đạo làm con giữ chữ hiếu làm đầu
Đời con còn mãi mãi in sâu
Công ơn mẹ thắm vào máu thịt
Để ghi lòng tạc dạ, lũ cháu nhớ ơn bà.




       Cụ Tổ khảo TẠ VĂN MỸ ( 1883-1966 )  Thọ 83 tuổi
       Táng tại Rừng Sạnh xứ                              Giỗ ( 10-10 )
Tổ tỷ      PHÙNG THỊ TỬU  ( 1883-1968 ) , Thọ 85 tuổi
Táng tại Rừng Sạnh xứ                              Giỗ ( 2-5 )

Sinh ra:
1+  TẠ VĂN HỸ    (1910 -1987 ) Thọ 78 tuổi,    Giỗ  ( 19-11 )
2+ TẠ THỊ THI                          Sinh 1913
3+ TẠ VĂN CA      (1916 2010) Thọ 95 tuổi  Giỗ  ( 25-4 )
4+ TẠ THỊ PHẬN                      Sinh 1918
5+ TẠ VĂN VỊNH ( CÁT ) (1922-1979) Thọ 59 tuổi ( Giỗ 23-6 )
6+ TẠ THỊ THƯ                         Sinh 1924

             

      

[ 1 ]  Cụ  TẠ VĂN HỸ   (1910 -1987 ) Thọ 78 tuổi, Giỗ  ( 19-11 )
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
- Vợ VŨ THỊ CHỈ   (1908 -1990 )Thọ 83 tuổi,Giỗ  (  22-5 )
- Vợ kế TRẦN THỊ THỌ (1919 2009) Thọ 91T Giỗ ( 10-5)

Sinh ra:
1- TẠ THỊ LỘC                          Sinh 1942
Chồng TẠ HỮU THANH Người nhà Ông Ký Bản
- Bộ đội
2- TẠ THỊ TÀI                           Sinh 1943
Chồng VŨ VĂN CHẤN  Người nhà Mọ Khái Vừng
- Giáo viên Cấp II
3- TẠ THẾ HÙNG                Sinh 1949
- Đảng viên ĐCS Việt Nam
- Kỹ sư hoa ssilic cát - Đại học Bách khoa Hà Nội
- Thạc sỹ, Giảng viên trường Cao đẳng thực phẩm Phú Thọ.
Vợ ĐỖ THỊ THUÝ                Sinh 1956
- Đảng viên ĐCS Việt Nam
- Cử nhân, Dược sỹ. Tốt ngfhiệp đại học y Hà Nội
- Phó Giám đốc Trung tâm ytế Phú Thọ
Quê Dục Mỹ, Lâm Thao
4- TẠ THỊ TIẾN                         Sinh 1949
- Công nhân lâm nghiệp
Chồng NGUYỄN TIẾN CƯỜNG     Sinh 1951
- Công nhân lâm nghiệp

5- TẠ ĐỨC HẬU                         Sinh 1951
- Đảng viên ĐCS Việt Nam
- Bộ đội
- Kỹ sư hoá
- Trưởng phòng vật tư, trường Cao đẳng Hoá chất Lâm Thao.
Vợ NGUYỄN THỊ CẨM          Sinh 1959
- Cử nhân hoá phân tích
- Giáo viên tiếng Anh. trường Cao đẳng Hoá chất Lâm Thao.
Quê Cổ Tiết, Tam Nông
6- TẠ ĐỨC HIỀN                       Sinh 1953
Mất ngày 11-6 Bính Tuất ( 16-7-2005)
- Công nhân Điện, học nghề tai Trung Quốc
Vợ TẠ THỊ HOÀN                Sinh 1955

7- TẠ THỊ NGHINH                   Sinh 1956
- Trung cấp sư phạm
- Giáo viên trường TH Thuỵ Vân
Chồng NGUYỄN VĂN HỮU          Sinh 1956
- Trung cấp kỹ thuật nước
- Giáo viên trường đào tạo công nhân xây dựng Việt Trì - Bộ Xây Dựng

8- TẠ NGỌC TÂN                Sinh 1958
- Thợ Tiện
Vợ PHẠM THỊ BƯỞI                   Sinh 1960
- Công nhân
-Quê Xuân Thuỷ, Nam Định
9- TẠ NGỌC CHI                Sinh 1960
- Thợ điện
- Quản đốc phân xưởng
Vợ HOÀNG THỊ TÂN                     Sinh 1961
- Công nhân
- Quê: Phường Liên Bảng, Thị Xã Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
10- TẠ THỊ THỨC                      Sinh 1962
Chồng NGUYỄN VĂN THANH      Sinh 1960

TẠ THỊ LỘC Chồng TẠ HỮU THANH
Sinh ra:
1- TẠ VĂN LƯƠNG              Sinh 1964
Vợ  NGUYỄN THỊ HIỀN                Sinh 1967
2- TẠ THỊ VÂN                       Sinh 1973
Chồng ĐINH VĂN THẮNG
3- TẠ THỊ LUYẾN                       Sinh 1975
Chồng NGUYỄN VĂN HIỀN
4- TẠ HỮU LONG                        Sinh 1977
5- TẠ VĂN LUÂN                    Sinh 1983

TẠ THỊ TÀI Chồng VŨ VĂN CHẤN
Sinh ra:
1- VŨ THỊ NGÂN                        Sinh 1965
2- VŨ VĂN DIỆN                         Sinh 1967
3- VŨ HỒNG CƯƠNG          Sinh 1969
4- VŨ HỒNG QUẢNG           Sinh 1973
Vợ TẠ THỊ LIÊN                  Sinh 1977
5- VŨ HỒNG ĐĂNG             Sinh 1975


Ông TẠ THẾ HÙNG Vợ ĐỖ THỊ THUÝ

Sinh ra:    1- TẠ QUỐC THẮNG   Sinh 1979
                Vợ Vũ Thị Kim Anh, Cát Linh, Đống nĐa, Hà Nội
                2- TẠ QUỐC CƯỜNG   Sinh 1985

TẠ THỊ TIẾN Chồng NGUYỄN TIẾN CƯỜNG
Sinh ra:
1- NGUYỄN THỊ ĐỨC  Sinh 1974
Chồng TẠ ĐỨC VINH   sinh 1974
2- NGUYỄN QUANG SINH Sinh 1977
Vợ LÊ THỊ THUỶ          Sinh 1977
Sinh - Nguyễn Chí Dũng      Sinh 2004
3- NGUYỄN LƯƠNG THIỆN Sinh 1980
4- NGUYỄN THỊ NGUYỆT    Sinh 1987

Ông TẠ ĐỨC HẬU vợ NGUYỄN THỊ CẨM

Sinh ra:    1- TẠ QUANG TRUNG Sinh 1982
2- TẠ HẢI YẾN           Sinh 1984  

Ông TẠ ĐỨC HIỀN vợ TẠ THỊ HOÀN

Sinh ra:    1- TẠ HẢI LONG                         Sinh 1977
2- TẠ THỊ THANH GIANG            Sinh 1979
Chồng NGUYỄN TRUNG NGỌC Sinh 1979
3- TẠ THỊ PHƯƠNG THUỶ           Sinh 1981 
4- TẠ NHƯ SƠN                  Sinh 1984

TẠ THỊ NGHINH Chồng NGUYỄN VĂN HỮU
Sinh ra:
1- NGUYỄN THỊ THUÝ MAi            Sinh 1983
2- NGUYỄN NGỌC LAN HƯƠNG Sinh 1986
3- NGUYỄN PHƯƠNG HỒNG NHUNG Sinh 1991

Ông TẠ ĐỨC TÂN vợ PHẠM THỊ BƯỞI

Sinh ra:    1- TẠ NGỌC MINH                      Sinh 1987
2- TẠ MINH KHÁNH            Sinh 2002

Ông TẠ ĐỨC CHI vợ HOÀNG THỊ TÂN

Sinh ra:    1- TẠ THỊ KHÁNH PHƯƠNG        Sinh 1986
2- TẠ THỊ KIM DUNG ( THẢO )    Sinh 1990

TẠ THỊ THỨC Chồng NGUYỄN VĂN THANH
Sinh ra:
                1- NGUYẾN XUÂN PHỨC             Sinh 1984
2- NGUYỄN THỊ HIÊN           Sinh 1986
3- NGUYỄN THỊ HẰNG                   Snh 1990



NHỚ ANH TẠ ĐỨC HIỀN


Chắc rằng anh chẳng quên đâu,
Những ngày còn tuổi chăn trâu, thả bò
Nắng sôi cả nước đồng Gò
Vẫn bơi vẫn lặn vẫn mò ốc cua
Ôi đồi Bống tím hoa mua
Trám xanh, khoai sống, dọc chua, sắn lùi  ...
Mưa đồng Con Gái sụt sùi
Áo quần anh độc một mùi tép tôm.
Giỏ không, trượt ngã  còn ôm
Bóng anh chìm xuống chiều hôm nhạt nhoà
Từng làn chớp xé trời ra
Cuộc đời bão tố phong ba... đâu thừa

Theo Cha gặt hái cày bừa
Từ ngày chỏm tóc mới vừa chớm xanh
Thế mà cầu Cả, rừng Gianh,
Đồng Nang, dốc Hậu...chân anh đã từng
Nhà nghèo nên nắng cháy lưng
Vá vai mảnh áo,  lần từng bữa ăn
Mười anh em một mảnh chăn
Ai nằm phần giữa, ai lăn rìa ngoài...
Làng Thuỵ Vân hiếm sắn khoai
Thiếu mưa, thừa nắng nên ai cũng mòn...

Nhỏ -  một thời đến trường thôn
Mót dăm ba chữ để khôn hơn ...là
Lớn -  sang đến tận Trung Hoa
Kiếm nghể, mong để người ta...biết mình.
Đời làm thợ thắm ân tình
Sâu ơn, nặng nghĩa tử sinh bạn bè.
Thuyền tình anh  khéo chở che
Thuận buồm xuôi mái cắm vè, buông câu...

Cuộc tình, bãi biển nương dâu
Cõi đời, qua mấy nhịp cầu nhục vinh
Nên khôn là tự ngẫm mình
Biết đâu cửa Khổng, sân Trình mà leo
Âu là sợ đức mình nghèo
Chứ đâu ngại sức chống chèo sinh nhai
Loanh quanh bao nẻo đường dài,
Anh về, về lại... sớm mai ruộng đồng.

Thế rồi vợ yếu, con đông
Bát cơm manh áo chất chồng lo toan
Cái thời hợp tác tập đoàn,
Ruộng thu, nương góp, việc toàn dân chung,
Cái thời chia thửa, cắt vùng
Đào ao thả cá, xẻ rừng trồng cây...
Gió đồng Con Gái hây hây,
Nắng tràn đỉnh Bỗng, mưa dầy Sơn Nga
Dăm năm cá chật ao nhà,
Ba mùa quả chín vườn xa, vườn gần
Mỡ mầu mảnh đất nghĩa nhân
Bàn tay - Khối óc - Chuyên cần mà nên
Anh từ đất mẹ lớn lên
Năm ba năm ấy đáp đền được bao...

Đang mùa quả chín ngọt ngào
Giữa thời sung sức ước ao tràn đầy
Cháu ngoan bồng bế trên tay,
Đầu còn xanh tóc, được ngày nên ông
Gia đình con đúc, cháu đông
Việc làng, việc họ gánh gồng quản  đâu
Phép nhà một trước, hai sau
Lệ thôn trên, dưới thâm sâu nghĩa tình
Thế là hiển, thế là vinh
Thanh bình này, đã thanh bình nào hơn

Trưa tháng Sáu nắng dòng dòng
Gió yên ả gió, trời trong trẻo trời
Ngoài vườn chẳng tiếng lá rơi
Lặng thầm anh đã chút hơi ...lặng thầm

Anh ơi, ngày bỗng sang đêm
Mặt trời nghiêng đổ, chếch thềm trăng treo,
Phận đời nhẹ tựa bọt bèo
Thoắt còn, thoắt mất ...bay vèo bóng câu
Anh đi đâu, anh về đâu
Để thương, để nhớ, để sầu cho ai
Trời thì rộng, đất thì dài
Cuộc đời ngắn vậy an bài được sao
Anh đi chẳng dặn lời nào
Chắc rằng anh nghĩ đời nào... anh đi!
Năm mươi ba tuổi đang thì
Còn non nửa nữa, mới kỳ bách niên
Ngưới đời ai chẳng quy tiên
Theo Trời, theo Phật về miền bồng lai
Luật tạo hoá chẳng chừa ai
Suối vàng nơi ấy giấc dài đợi nhau
Nhưng hơn năm chục tuổi đầu
Tuyền đài sao vội bắc cầu chia ly
Anh còn trường số tử vi
Tổ tiên phù hộ độ trì ....cho anh
Ai ngờ duyên phận mỏng manh
Vận đời - trời định,  lệ đành tràn mi
Chữ rằng sinh ký tử quy
Sống là sống gửi, thác đi là về...

Đêm tống trung thật não nề
Âm u đỉnh Bỗng, dầm dề mưa tuôn
Nhặt khoan tiếng trống thảm buồn
Tiếng kèn réo rắt  đưa hồn anh đi.

Sáng nay trời nặng như  chì
Thế là hết, chẳng còn gì nữa ơ ?
Cầu ma phướn rủ,  hững hờ
Gập ghềnh xe cữu, vu vơ trống kèn
Hồn anh, nhang khói, lửa đèn...
Quyện vào nắng gió bay lên nghìn trùng.

Dưới ba tấc đất lạnh lùng
Nơi này yên nghỉ cuối cùng ... phần anh
Thân từ bụi cát mà thành
Lại về cát bụi như  anh ... thôi mà

Mấy lời thay chút hương hoa
Lạy anh hai lạy để mà... Nhớ anh.

Tạ Đức Túc
16 Tháng 7 / 2005
( 11-6 Âm lịch )

[ 2 ]  Cụ  TẠ THỊ THI
Chồng VŨ VĂN SẾN  (1908-1986) thọ 79 tuổi

Sinh ra:
1- VŨ ĐĂNG KHOA           Sinh 1935
Vợ Quỳnh
2-  VŨ THỊ DẦN                       Sinh 1938
Chồng TẠ HỮU ĐƯỚC
3- VŨ ĐỨC SẢN                        Sinh 1941
- Giáo viên Cấp II
Vợ TẠ THỊ RA
4- VŨ ĐỨC VINH                      Sinh 1945
- Cử nhân, Đại học pháp lý
- Thanh tra tư pháp Sở Tư pháp Phú Thọ
Vợ TẠ THỊ TÍCH
5- VŨ ĐỨC KỲ                  mất trẻ
6- VŨ QUANG TRƯỢNG
- Cử nhân luật, Đại học luật Hà Nội
- Cán bộ thi hành án, Sở Tư pháp 



 
              [ 3 ]    Cụ  TẠ VĂN CA
 
( 1916-2010 )95 tuổi Giỗ (25-4) tức 7-6-2010
- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (9/1948)
- Nguyên Chủ tịch UBKCHC xã Thống Nhất ( Thuỵ Vân ), Huyện Hạc Trì ( Việt Trì ), Tỉnh Phú Thọ
- Huy chương Kháng chiến chóng Pháp Hạng  Nhất
- Huân chương Chỗng Mỹ Cứu nước Hạng Nhất
- 60 năm tuổi Đảng
Vợ PHÙNG THỊ BÍCH  (1913-2010) Thọ 98 tuổi
 Giỗ (25-3)  tức 7-5-2010

Sinh ra:

1- TẠ KHẢI XUÂN              Sinh 1940
- Đảng viên ĐCS Việt Nam
- Kỹ sư thuỷ lợi - Đại học bách khoa Hà Nội
- Phó giám đốc Công ty xây lắp thuỷ lợi Phú Thọ
- Chánh thanh tra Sở Công nghiệp Phú Thọ
Vợ TRƯƠNG CHI LAN          Sinh 1948
- Cử nhân, Đại học sư phạm Hà Nội
- Giáo viên trường Cấp III Việt Trì
2- TẠ CHÍ TIẾN                         Sinh 1943
- Đảng viên ĐCS Việt Nam
- Bộ đội, Trung uý pháo binh
- Sư phạm dạy nghề ( Học tại CHDC Đức )
- Giám đốc CTCP Hữu Nghị
Vợ LƯƠNG THỊ TOÀN           Sinh 1946
- Đảng viên ĐCS Việt Nam
- Trung cấp kế toán
-  Kế toán trưởng Công ty XL thuỷ lợi Phú Thọ
3- TẠ THỊ CHIỂN                      Sinh 1949
- Đảng viên ĐCS Việt Nam
- Y sỹ quân đội
Chồng VŨ TRỌNG KIÊN              Sinh 1947
- Đảng viên ĐCS Việt Nam
- Công nhân cơ khí thuỷ lợi Phú Thọ
4- TẠ NGỌC TẤN                Sinh 1953
- Uỷ viên BCH Trung ương ĐCS Việt Nam khoá 10                ( 2006-2011 )
- Phó giáo sư, Tiến sỹ, Uỷ viên thường trực BCH Hội Nhà báo Việt Nam
- Giám đốc Học viện báo chí - tuyên truyền, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Tổng Biên tập Tạp chí Cộng Sản - 7/ 2006
Vợ LÊ THỊ THẢO                        Sinh 1955
- Trung cấp thực phẩm
- Nhân viên

Ông TẠ KHẢI XUÂN vợ TRƯƠNG CHI LAN

Sinh ra:    1- TẠ LAN HƯƠNG                      Sinh 1973
Chồng NGUYỄN HÙNG SƠN Sinh 1969
2- TẠ KHẢI HƯNG                      Sinh 1975
                                        Vợ TRẦN THỊ HẢI HÀ          Sinh 1982
                                        3- TẠ QUỲNH HOA                     Sinh 1981

Ông TẠ CHÍ TIẾN vợ LƯƠNG THỊ TOÀN

Sinh ra:    1- TẠ CHÍ DŨNG                        Sinh 1971
                Vợ NGUYỄN HỒNG LOAN     Sinh 1976
                        Con:    - Tạ Đức Mạnh     Sinh 2000
                                       - Tạ Đức Bảo        Sinh 2004
                2- TẠ THỊ MINH YẾN          Sinh 1973
Chồng LÊ VĂN MINH           Sinh 1962
3- TẠ THỊ MINH OANH                Sinh 1978
Chồng NGUYÊN CHIẾN THẮNG Sinh 1975
4- TẠ THỊ MINH PHƯƠNG           Sinh 1980
                5- TẠ THỊ MINH LOAN                Sinh 1982

TẠ THỊ CHIỂN Chồng VŨ TRỌNG KIÊN
Sinh ra:
1- VŨ QUỐC CƯỜNG             Sinh 1974
2- VŨ THỊ HẢI ANH                        Sinh 1978
3- VŨ NGỌC THỊNH              Sinh 1980


Ông TẠ NGỌC TẤN vợ LÊ THỊ THẢO

Sinh ra:    1- TẠ DUY THÀNH                      Sinh 1981
2- TẠ DUY THÁI                         Sinh 1990



CỤ  TẠ VĂN CA

Lý lịch trích ngang

Tên thường gọi: Tạ Văn Ca
Tên khai sinh: Tạ Văn Ca
Sinh: ngày    tháng    năm 1916
Tại Làng Phú Hậu, Xã Thuỵ Vân ( Thống Nhất ), Việt Trì, Phú Thọ.
Trình độ văn hoá : lớp 7/10
Chức vụ cao nhất: Chủ tịch UBKCHC xã Thỗng nhất, Hạc Trì, Phú Thọ

Vài dòng tư liệu

- 22/8/1945 Dự mít tinh, biểu tình khổng lồ chống Nhật tại Bãi Đàn Quần Đỏ Việt trì
- 10/1945 Giáo viên truyền bá chữ quốc ngữ
- 10/1945 Tham gia thành lập Chi bộ Việt Minh, sau bị Quốc Dân Đảng đàn áp
- 6/1946 Tham gia HĐND Xã, Phó Chủ tịch Uỷ Ban Kháng chiến Hành chính ( KCHC) Xã Thuỵ Vân.
- 3/1948 Kết nạp Đảng CS Việt Nam, Tháng 9/1948 đảng viên chính thức.
- 1948-1950 Hội đồng Nhân dân Xã Thống Nhất ( gồm Nỗ Lực, Cẩm Đội, Thuỵ Vân ), Uỷ viên Uỷ ban  KCHC Xã.
- 1950-1951 HĐND Xã, Chi uỷ viên Chi bộ Xã Thống Nhất, phụ trách tuyên huấn, hướng dẫn dân công tham gia chiến dịch Hoàng Hoa Thám.
- 1953-1955 Tổ trưởng Đảng chi bộ xóm Phú Hậu, giáo viên bình dân học vụ ( BDHV )
- 1958 Trưởng ban BDHV xã
- 1959 Hội đồng nhân dân xã, Uỷ viên thường trực Uỷ ban HC xã Thống Nhất, Hạc Trì Phú Thọ
- 1960-1961  HĐND, Đảng uỷ viên, Phó Chủ tịch Xã,
- 1962 Đảng uỷ viên, Chủ tịch UB HC Xã
 3/1964 Phó bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBHC Xã Thống Nhất.
4/1966 - 7/1968 Phó Bí thư đảng uỷ xã, Trưởng Ban tuyên huấn, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã.
- 1978 Nghỉ hưu.


LỜI TỰ SỰ
( Ghi theo lời kể của Cụ Tạ Văn Ca )



Cha tôi : Tạ Văn Mỹ  (1883 - 1966 ) thọ 83 tuổi
Mẹ tôi : Phùng Thị Tửu ( 1883 - 1968 ) thọ 85 tuổi.

Ông nội tôi là Tạ Văn Lắm, hiệu Tạ Phúc Lý, dưới chế độ phong kiến làm Tuần Tổng. Ông lấy hai vợ. Vợ cả sinh được 2 người con gái và 7 người con trai. Vợ Hai sinh được 3 người con trai, bố tôi là con thứ 3, cũng là con út thứ 10  trong nhà. Khi còn bé được chăm sóc nuông chiều, , học hành đến nơi đến chốn, Bố theo học 7 thầy đồ chữ nho-hán, hiền từ suốt đời không to tiếng với ai, sống có luân thường đạo lý, giữ được tôn ty trật tự và hòa khí trong nhà.
Bố tôi bị trận đậu mùa nên mặt bị rỗ, trông không được đẹp trai nhưng khoẻ và ít khi bị ốm đau.
Mẹ tôi xuất thân từ một gia đình khá giả, hào trưởng, Ông vãi là Phùng Văn Hốc, làm chức Chi thu ( Xã trưởng ). Ông cũng có hai bà, Bà cả sinh 2 chị gái, bà hai sinh được 1 trai và 1 gái là Mẹ tôi. Bà cũng là con gái út trong nhà. Mẹ tôi thông minh, khôn ngoan rất mực, tháo vát cần cù, đảm đang việc nhà việc họ.
Mẹ tôi hồi trẻ là một thiếu nữ đẹp, sắc sảo, lanh lợi, tài trí hơn người.
Hai bố mẹ tôi lấy nhau, lúc đầu trục chặc lắm, nhưng hai gia đình ông bà nội ngoại theo phong kiến,  là môn đăng hộ đối  nên đồng ý cho bố mẹ tôi tác hợp thành đôi.
Khi mới lấy nhau bố mẹ cũng có ít nhiều vốn liếng, nên lúc đầu làm ăn khá giả. Về sau khánh kiệt do nợ nần ông bà tôi để lại chia cho các con gánh. Trong hoàn cảnh ấy , bố mẹ phải nai lưng làm để trả nợ. Vốn liếng sa sút, Thói đời là thế, vợ chồng va chạm to tiếng, hoà khí gia đình đảo lộn.
Hồi đầu bố mẹ tôi được ông bà cho một miếng đất, liền cạnh nhà Bác tôi ( Ông Dưỡng ), và dựng được một túp nhà một gian hai trái. Sau do mâu thuẫn trẻ nhỏ nghịch ngợm phá phách cây cối, nên mẹ tôi bán miếng đất ấy cho Mọ Khuê định về quê ngoại ở, nhưng bên bố tôi không nghe, sợ mang tiếng là theo vợ ở dể.
Chuyện hiểu lầm từ  việc mang cái mâm gỗ đi sơn, chuyện dèm pha chồng xấu, vợ đẹp do bên ngoài ( nhất là ông Bác trong nhà ) tác động, nên nhiều lần bố mẹ sô sát, tưởng chừng không ở được với nhau.
Đang lúc đi giở về nhỡ, đất ngoài Trại Cá thì bán rồi, đất trong làng Trong thì không về ở được, May có Bủ Cừ là bác họ lấy chị gái của mẹ, (khác cha ), tốt bụng, bán cho 7 thước đất ( Khoảng 160 m2 ) góc vườn, bảo lên đó làm nhà mà ở cho xa anh em ra, khỏi động chạm...
Thế là bàn nhau bán miếng đất Làng Trong, lấy tiền mua miếng đất bủ Cừ bán cho. Rồi phá gốc, bốc trà, san lấp, chuyển túp lều 1 gian hai trái ở đất cũ lên. Sau này ăn nên làm ra, bố mẹ tậu thêm đất liền kề, nên mới có mảnh đất vuông vắn là nhà từ đường Ông Hùng trông coi bây giờ...
Khi lên nhà mới, bố mẹ tôi mới sinh con đầu lòng nhưng không nuôi được, tin vào tà ma, phải cúng lễ mãi tốn kém nhiều.
Trong xã hội phong kiến, kỳ hào gian ác tham lam, chúng cậy thế làm nhiều điều thất đức, vu oan, giá hoạ, bố mẹ tôi cũng cùng chung cảnh ngộ bị áp bức đó. Rồi cảnh con cái dại, dẫn đến việc bố mẹ đánh mắng nhau, nhiều lúc tưởng chừng đứt gánh giữa đường, chia ly đôi ngả.
Gia đình, khi bố mẹ khúc mắc, con cái càng buồn tủi, nhiều lúc đi thả trâu, tôi chỉ biết ngồi một mình suy nghĩ,
Anh em chúng tôi lần lượt ra đời, lớn lên, nhưng cái nghèo thì cứ bám theo cha mẹ tôi như đỉa đói. Bố vẫn hàng ngày đi làm mướn, có bận bố lên Phú Lộc cuốc mướn cho Ông Cẩn Hộ, đến ngày tết, mẹ ở nhà bế con ra cổng để ngóng chồng về, mong có đồng tiền bát gạo sắm tết cho con. Ai ngờ bọn ma cô lừa cha tôi đánh bạc, bòn rút hết công nợ, lại còn bắt làm văn tự gán cả mảnh ruộng 13 thước tại Đồng Mơ ...May mà bố tôi có chữ, nên khi viết văn tự, dóng thửa đông tây, bố viết chung chung chẳng lần ra đông tây giáp thửa với ai nữa ( Đông Láng, Tây Mơ ), khi đến bắt ruộng thì chẳng biết thửa ruộng ấy ở đâu, bọn ma cô đành thua cuộc.
Nhà đã nghèo, lại gặp thêm bao điều chắc trở. Mẹ đi làm cỏ sắn ở nương Nhà Rụm, có bơ gạo cho vào cái niêu đất, mẹ dặn anh cả ở nhà nấu cơm. Anh mở vung nếm xem cơm đã chín chưa, nhưng lại quên không đạy vung, con gà nhà hàng xóm vào rỉa ăn hết lõi. Mẹ đi làm về , giở đường chợt quên con giao quắm, quay lại lấy nên về nhà quá trưa,Các con trông mẹ về, khi sắp cơm ra thì chỉ còn vừng cháy cơm xung quanh niêu, mẹ cạy cháy cơm, bẻ  làm ba ( cho ba anh em tôi ) , còn mẹ khoắng niêu lấy mấy hột cơm còn sót lại bỏ vào miệng qua bữa. Rồi có bữa ăn ốc thay cơm vì có bát gạo, anh cả đã đem đổi lấy ba quả thị, Rồi có bữa mỗi người chỉ được một bắp ngô luộc, ai ăn trước thì thôi sau... kể làm sao cho hết cái cơ cực bần hàn mà bố mẹ tôi phải gánh chịu để nuôi chúng tôi khôn lớn.
Ôi người mẹ, dưới chế độ phong kiến bất công, hà khắc, khổ hận. Như thế đó. Bao nỗi oan ức mà không thể dãi bày, bao điều trái ngang mà không được giải quyết; Nào việc anh tôi bắt trâu nhà anh Tước ăn lúa, nhưng vì cậy thế, cậy quyền Ông bá Bảo mà  anh ta gây cãi lộn, làm hiện trường giả vu vạ, đón chức dịch đến bắt mẹ tôi phải đền 1 quan tiền và chiếc khăn lượt 12 vuông chúng tự sé rách ăn vạ..., Nào chuyện các môn sinh  cùng bố tôi đóng góp quỹ thóc và tiền để buông lãi. Đến cuối năm gom thóc, soạn tiền lại tổ chức ăn uống, đánh bạc. Bố hiền thường bị lừa, lần ấy chúng chuốc bố say, bắt viết giấy nợ, họ cho người đến bắt nợ, còn con chó để dọn phân cho trẻ nhỏ, mà họ cũng bắt đem đi thịt ăn với nhau... Đến như việc mẹ phải bán cả con bò là đầu cơ nghiệp, để lấy tiền cho người trong họ vay, chạy chức phó lý. Nghĩ rằng một người làm quan cả họ được nhờ, Vậy mà công việc nhà phó lý xong xuôi, mẹ đến đòi tiền , người ta trả nhưng trong lòng hậm hực, để ý. Mãi sau này thừa dịp nhà mình sơ hở, người ta quyết lấy lại bằng được số tiền ấy...
Khi tôi 10 tuổi, thấy trẻ cùng lứa đua nhau đi học, tôi về nói với mẹ cho đi. Bố bảo- Học làm ông đồ ông cống gì mà học ( Chắc bố nghĩ, nhiều chữ như bố mà vẫn chẳng ra gì nữa là...). Mẹ tôi thì khác - Rõ ông, con nó muốn đi học thì cho nó đi, anh nó đã dốt rồi, còn để cho chúng nó dốt cả hay sao?. Rồi bố tôi đi vay 10 tờ giấy ta, thân chinh đưa tôi vào Mọ Chúc ( bố mọ Tạ Đức Vịnh  ở làng Mới) học chữ nho. Được 1 năm Mọ Chúc làm Chánh Hội nên bỏ dạy học, mẹ tôi lại cho vào Thầy Phái học chữ nho được một năm nữa thì thực dân Pháp cấm, bắt học chữ  quốc ngữ.
Mẹ thấy tôi ham học, lại thông minh nên cho theo học quốc ngữ. Sau 3 năm đỗ bằng sơ học yếu lược. Đó là tấm bằng trước tiên trong xóm chưa ai có được. Mẹ tôi mừng đến nỗi định mời phường bội về hát một đêm,  mọi người khuyên thôi vì tốn kém.
Sau đó tôi học chữ Pháp được 3 năm nữa, thầy làng không đủ trình độ dạy tiếp, tôi về xin mẹ đi Việt Trì học , mẹ nói mẹ chỉ lo cho con học được ở làng thôi, đi xa nữa mẹ không lo nổi, thế là từ biệt con đường bút nghiên, tôi lại trở về với cuộc đời cày cấy và kiếm cá
Một đêm tháng Chạp, hai mẹ con đi trông bãi sắn phơi bên rừng Xạnh, một chiếc cót quây xung quanh, chiếc nong đậy làm mái, dưới lót rơm khô, Trời rét, sương muối  mẹ con ôm lấy nhau thì thầm:
- Con ạ, bố mẹ đẻ được 6 con, các con là gái mai sau lớn đi lấy chồng, còn 3 con là trai. Bố con thì lành, anh cả con thì dại, mẹ chỉ biết trông cậy vào con và thằng Tườn ( Ông Cát ).Các con lớn lên có khôn không, nếu cả như anh con , chúng nó nạt nộ, áp chế mãi thì mẹ không sống nổi đâu.
Tuổi tuy còn nhỏ, nghe mẹ nói vậy lòng tôi cũng trào lên nỗi đau và thương mẹ vô cùng. Tôi thầm nói- Mẹ cứ yên tâm, con lớn lên sẽ tìm cách, chúng ta nhất định không chịu mãi thế này đâu.
Nhờ sự cần cù của cha , sự tháo vát khôn khéo của mẹ, 6 anh em chúng tôi đã khôn lớn
Đến năm 1931, Anh cả tôi 21 tuổi, dựa vào chỗ họ hàng là Ông Tạ Văn Đậu làm lý trưởng, mẹ tôi đã cố lo liệu mua cho anh tôi chức Quản xã. , còn tôi và Chú Vịnh ( Ông Cát ) thì tiếp tục theo học cả hai đều có bằng sơ học yếu lược , cái bằng  đó ngày ấy là cả một niềm kiêu hãnh vì rất có giá trị.
Chúng tôi lớn lên, có chút học thức, nên bọn kỳ hào không nạt nộ như trước nữa. Cái trí khôn của người ta âu cũng từ hoàn cảnh mà xuất hiện và khi được rèn luyện, thử thách nó tự nhiên trở thành năng khiếu của mình.
Tôi cưới vợ năm lên 13 tuổi.
18 tuổi vợ chồng tôi ở riêng. Mỗi năm vợ chồng bảo nhau phải tiết kiệm để tậu được 1 sào ruộng, vì vậy đến năm 1945, khi Cách mạng Tháng Tám thành công, vợ chồng tôi đã coa 2 mẫu rưỡi ruộng, một căn nhà, một con trâu, gia đình tương đối đầy đủ.










Mùa xuân cây cối nở hoa
Tiết Xuân đến với mọi nhà vui tươi
Xóm làng đoàn kết  yên vui
Nhà nhà thịnh vượng, người người bình an
Sang Xuân ta hãy sẵn sàng
Cùng nhau xây dựng xóm làng tiến lê
Làm cho kinh tế vững bền
Xoá nghèo giảm đói tiến lên làm giầu
Trời sinh ai cũng như nhau
Có tai, có mắt, có đầu, có chân...
Sao ta thua kém một phần
Cứ ngồi mà chịu cơ bần mãi sao
Làm ăn kế hoạch thế nào
Đời sinh ra đã có bao hiêu nghề
Dù ai tiền của bề bề
Chẳng bằng có nghiệp có nghề trong tay
Nghề gì cũng quý cũng hay
Kẻ làm cách nọ, ta bày cách kia
Cần cù chăm chỉ sớm khuya
Ăn tiêu tiết kiệm chớ hề xa hoa
Làm ăn chân chính thật thà
Chớ nên lừa đảo để mà mất tin
Biết đâu có phúc mà tìm
Phúc kia tất cả trong tim ta này
Cuộc đời luôn vẫn đổi thay
Thịnh suy bĩ thái, mai ngày biết đâu
Ơ đời chớ cậy đã giầu
Đến khi bĩ cực ắt hầu tiêu tan
Nghèo thì chớ vội phàn nàn
Làm người thì phải có gan làm giàu
Đừng tin số phận nào đâu
Hay làm thì giàu, có trí thì nên
Trên đây là mấy lời khuyên
Dưới đây ta lại bàn thêm mấy điều
Ơ đời nhiều kẻ phiêu lưu
Làm thì có một chi tiêu mất mười
Còn đâu vốn để lần hồi
Vặt lông đút miệng chẳng lơi đồng nào
Đến khi có việc thì sao
Chạy lên chạy xuống ai nào giúp cho
Là người phải liệu phải lo
Người mà biết liệu bằng kho hay làm
Ăn thì quen thói ăn hoang
Chơi thì lại muốn chơi sang hơn người.

Đã sinh ra ở trên đời
Làm người ngay thẳng, làm người đức nhân
Ai ơi giữ  lấy ngày Xuân

Xuân Đinh Sửu 1997
Tạ Văn Ca




[ 4 ] Các con Cụ TẠ THỊ PHẬN 
Chồng TẠ VĂN ĐỌN (1913-2000) Thọ 88 tuổi

1- TẠ NGỌC ĐỨC         Sinh 1941
- Đảng viên ĐCS Việt Nam
- Bộ đội
Vợ NGUYỄN THỊ CƯ            Sinh 1940
2- TẠ THỊ NGHỊ                 Sinh 1943
Chồng ĐINH TIẾN ĐỨC Sinh 1945
- Giáo viên Cấp I Thuỵ Vân
3- TẠ THỊ CHUẨN              Sinh 1951
Chồng TẠ ĐỨC LÂM            Sinh 1945
4- TẠ THỊ CHUNG              Sinh 1954
5- TẠ ĐỨC CHÍNH              Sinh 1960
Vợ NGUYỄN THỊ SỬU          Sinh 1961
6- TẠ THỊ NGHI                 Sinh 1964
Chồng VŨ VĂN BA 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét