Khi ta cất tiếng chào đời,
Phải đâu là một chuỗi cười ngất ngây?
Oa oa! Khóc thế gian này,
Đau thương như đ• đong đầy trên môi!
Ngậm ngùi đến thế thì thôi,
Biết đâu Nước Chúa ở nơi thiên đường.
Đoạn trường - đ• Đoạn còn Trường
Trời cao, đất thẳm khôn lường từ đây!
Nhân gian, lúc tỉnh lúc say,
V•ng lai trên cõi đời này được bao?
Vươn thành bóng cả cành cao,
Hay mềm bông cỏ, bay vào gió trăng,
Ngắn thì một vệt sao băng,
Dài ra cũng chỉ trăm năm, là dài
Người đi để lại hình hài,
Sao đi vệt khói nhạt phai cuối trời.
Đừng làm một ánh sao rơi,
Sống sao, ra dáng con người, chính nhân.
Phong trần, chẳng quản phong trần,
Thanh cao, cũng chẳng ganh phần thanh cao.
Hoá thân thành phận người nào,
Khi ra trọng Đức, lúc vào kính Tâm.
Với đời trả nghĩa tình thâm,
Hiếu dành Cha,Mẹ, tri âm Trung tình..
Thói đời quanh quẩn: nhục- vinh,
Dại-khôn, ân - oán, trọng-khinh, sang-hèn..
Rạch ròi nào rõ trắng - đen,
Còn đời thì m•i dở đèn, dở trăng,
Người xưa nay vẫn dạy rằng,
Lưỡi mềm còn lưỡi, cứng răng chẳng còn;
Lối xưa đi m•i thành mòn,
Bây giờ, lấp biển, dời non làm đường,
Mới hay đạo lí, cương thường,
Mỗi thời một thế, phải lường nông sâu.
Nhủ cho con cháu mai sau,
Thế thời phải thế, làm câu dăn mình.
Trăm năm một cuộc hành trình,
Ta – Người, cứ sống ân tình là hơn!
***
Thầy tôi
Ông thì lưới cá, lờ tôm,
Đầm Gò nước thẳm, sóng cồn quanh năm.
Tháng mười rồi lại tháng năm,
Ba bốn sào ruộng với dăm thước vườn,
Bà thì một nắng hai xương,
Kiếm từng củ sắn, miếng cơm qua ngày.
Tám tuổi theo bố đi cày,
Mười ba, mẹ cưới vợ thay cho rồi.
Làm thuê, cấy mướn lần hồi
Thầy tôi lam lũ, một thời ấu thơ…
Hai mươi hai tuổi, bấy giờ,
Quê hương phấp phới ngọn cờ vàng sao.
Ai giới thiệu Đảng, Thầy vào,
Đi theo Cách mạng, gửi trao đời mình.
Quyết thề chiến đấu hy sinh,
Vì dân, vì Đảng nghĩa tình biết bao…
Đ• từng chinh chiến gian lao.
Điện Biên, Cao-Lạng, Tân Trào, Võ Nhai…,
Bụi trường chinh, áo sờn vai,
Da dầm xương núi, tóc phai gió rừng.
Côn Minh, băng giá đ• từng,
Hà Giang sốt rét chẳng dừng hành quân.
Ra đi hừng hực tuổi xuân,
Hai mươi nhăm tuổi phong trần xá chi.
Quân hành nhịp bước Thầy đi,
Một thời để nhớ, để ghi một thời.
Dấu son gửi lại cho đời,
Quê hương trở lại, thế thôi …phần mình!
Thầy tôi người lính thời bình,
Say sưa cải cách, nhiệt tình sửa sai.
Về quê ngậm đắng, thở dài
Xót đau gia cảnh cho hai anh mình.
Cái thời đấu tố, thất kinh,
Liệu chèo, lo chống - gia đình…vượt qua.
Trẻ đang độ tuổi xông pha,
Chuyển ngành xây dựng, Thầy ra công trình..
Đắp nền nhà ở Ba Đình,
Vét hồ Bẩy Mẫu, tạo hình công viên,
Khai đường 69 Lục Yên,
Mở hang núi Thắm, âu thuyền sông Lô,
Tác phong bộ đội Cụ Hồ
Vẫn chân dép lốp, ba lô vai quàng,
Thầy qua Yên Bái, Tuyên Quang,
Việt Trì, Hưng Hoá, Chợ Vàng, Bê tông…
Thầy Chỉ huy với tay không,
Không bằng,không cấp,không đồng chắt chiu
Hết lớp bảy, chữ đâu nhiều,
Thế mà dựng biết bao nhiêu công trình..
Mới hay, người lính thời bình,
Nhiệt tình; chỉ có nhiệt tình mà thôi.
Cũng đạp đất, cũng đội trời,
Chặng đường cách mạng, một thời còn ghi…
Hơn năm mươi tuổi qua đi.,
Thầy về trường để dạy nghề công nhân..
Trường Năm, sơ tán Thuỵ Vân,
Lại về Tiên Cát, Hương Trầm, Nông Trang.
Ra trường bao lớp thợ vàng,
Làm nên sự nghiệp vẻ vang cho đời,
Thầy làm Hiệu trưởng một thời,
Dạy nghề thì ít, dạy người nặng công.
Thầy tôi một ước, hai mong
Hết mình như thể chú ong chuyên cần…
Sáu mươi tuổi đ• sắp gần,
Thầy mong về nghỉ, đỡ phần vợ con…
Bỗng dưng trời đất chuyển vần!
Thầy tôi về… với thánh thần, thiên thu.
Ra đi không chút liệu trù,
Đau thương này, có ai bù đắp thay?
Ôi miền cực lạc nào đây ?
Con thuyền tiên cảnh, gọi Thầy sang ngang.
Bàn thờ nghi ngút khói nhang.
Để người trên cõi dương gian nhớ về:
Đ• từng có ánh sao khuê,
Sáng như đ• sáng, không hề mờ phai.
Để ai, ngẫm ngợi về ai ?
Soi vào mới hiểu đúng sai lẽ đời.
Với Thầy đâu phải nhiều lời,
Chỉ nhiều thương tiếc cho người còn đây.
Lễ Thầy hoa quả chất đầy,
Cỗ bàn , nhang khói khấn Thầy , Thầy ơi!
Sáu mặt con, ở trên đời,
Những mong bóng mát ngang trời Thầy che…
- Ba hồn, bẩy vía thầy về,
Độ trì cho mẹ, sau thì chúng con!
Thầy ơi phước lộc trường tồn,
Cháu con, dòng tộc m•i tôn thờ Thầy.
Niềm tin thánh thiện dâng đầy,
Hương hồn Thầy chốn cao dầy thấu chăng.
Tạ thế ngày 16-7-1979
23-6 Kỷ Mùi
(1921-1979)
Bầm tôi
Còm nhom trong mảnh áo tơi,
Hai vai Bầm nặng gánh đời gian truân..
Một thời yếm vá, lưng trần,
Nón mê, váy đụp tảo tần sớm hôm..
Một thời rách áo, đói cơm,
Chõng tre ọp ẹp, ổ rơm nát nhầu,
Mười hai tuổi, phận má đào,
Thuận tình cha mẹ, Bầm vào làm râu..
Vẫn quen cắt cỏ chăn trâu,
Thèm ăn, ước ngủ, biết đâu ái tình..
Số trời định, mẹ cha sinh,
Duyên tình, chắp mối tơ tình mà nên.
Bữa khoai, bữa sắn lớn lên,
Cái thời con gái chưa quên … cái nghèo,
Lấy chồng, làm mướn phải theo,
Sinh con, con dại, sớm chiều một thân.
Bạc mầu mảnh áo tứ thân,
Gánh đời nặng gấp mấy lần gánh ăn!
Mỗi bước đi, mấy nhọc nhằn,
Phôi pha tóc bạc, trán nhăn da mồi.
Một mình, chỉ một mình thôi,
Cam lai khổ hận, Bầm tôi chịu nhiều.
Nào đâu một sớm, một chiều,
Đói nghèo m•i cứ bám theo đời Bầm.
Sáu đứa con, một ổ rơm,
Sắn thưng, gạo bốc, niêu cơm bẽ bàng.
Chuyện đời Bầm, giống đời làng,
Nghĩ về mà thấy bẽ bàng sót sa.
Bây giờ được tuổi tám ba ( 83 ),
Cháu con chật cửa, đầy nhà đông vui.
Đắng cay nhớ lúc ngọt bùi,
Sống như – lẽ sống, Bầm tôi quá tài.
Lâu dài, m•i m•i lâu dài,
Bầm tôi là một tượng đài hoá thân !
9-2005
Làng tôi
Làng tôi nghèo thật là nghèo,
Củ khoai đ• nhỏ, cánh bèo lại thưa,
Bốn mùa thừa nắng thiếu mưa,
Ruộng không ra ruộng, vườn chưa ra vườn.
Con thuyền Đồng Láng dầm xương,
Mái tranh Phú Hậu, tứ phương gió gào…
Tên Làng Trại Cá thửa nào,
Mái chèo sóng nước, biết bao d•i dầu.
Cắm sào, thả lưới, buông câu,
Trời cao thăm thẳm, đồng sâu tối mò…
Lênh đênh phận vạc, thân cò,
Sống đời chắp vá, lần mò vậy thôi.
Đất làng chẳng đủ nuôi người
Rủ nhau lên ngược, xuống xuôi ….n•o nề
Cha cày mướn , mẹ cấy thuê,
Con đi ở đợ, cháu thì tha hương…
Pháp về, máu đỏ đầy đường,
Đây quân cướp nước, đó phường buôn dân…
Đứng lên có Đảng dẫn đường
Đi theo cách mạng tòan dân một lòng.
Chị vào thanh niên xung phong,
Dân công hoả tuyến, em mong lên đường,
Anh là bộ đội địa phương,
Tham gia du kích, cha thường gác canh…
Dáng làng phủ kín mái tranh,
Bao nhiêu vinh, nhục hóa thành rêu phong.
Ôi bờ tre uốn lưng còng,
Đề con đường cũng trải lòng uốn theo.
Giếng đình nước m•i trong veo,
Bao giờ đong hết cái nghèo làng tôi.
Tháng năm thực, ảo cảnh đời,
Tiễn người đ• khuất, đón người sinh ra.
Đường làng nép dưới bóng đa,
Gặm mòn từng bước chân qua …đến giờ.
Với tôi làng đẹp ý thơ,
Lung linh như những giấc mơ đầu đời.
Lưng trâu, tôi ngủ một thời
Cánh diều no gió, vang trời sáo reo.
ổ rơm nuôi ước mơ nghèo.
Đến trường học chữ tôi theo bạn bè.
Tầm nhìn còn khuất bóng tre
Tuổi thơ tôi giống cậu Nghè chăn trâu.
Cứ nhủ rằng, đến mai sau,
Không Nghè, vẫn m•i một câu : ơn làng.
Dủ rằng chưa lắm cao sang,
Nhưng mà làng đấy, là làng của tôi.
Ba trăm năm, Đất và Người,
Ba trăm mùa lộc, mùa trồi, mùa hoa.
Mười vạn ngày đ• trôi qua,
Nhân sinh nhân kiệt, địa hoà địa linh,
Vẻ vang một cuộc hành trình,
Trại Cá xưa - Phú Hậu mình, hôm nay…
Thiên đường trên trái đất này,
Suốt đời gắn bó, đâu tày Quê hương.
Sống gửi thân, chết gửi sương,
Cái tình, cái nghĩa, yêu thương tràn trề…
Quê chung một chốn đi về,
áo xưa dù cũ, nhưng lề vẫn sang.
Dấu chân hằn sỏi đường làng,
Tuổi thơ ngát ánh trăng vàng ven đê,
Cái nhau chôn ở bờ tre,
Mồ hôi, nước mắt d•i dề giếng khơi.
Ai về hái ổi rừng Đồi,
ăn tôm ao Đáng, nếp sôi dộc Gò,
Khoai lang thơm đất gò Tro,
Sắn lùi xứ Xạnh, gà mò Mả Giang
Thảo thơm con cá đồng làng
Đ• thành tên gọi , đa mang bao đời,
Bây giờ mới hiểu làng ơi!
Không làng ngày ấy, đâu tôi bây giờ!
Vườn này ươm những ước mơ,
Cho ai m•i m•i, tôn thờ hiến dâng.
Đất này mảnh đất cha, ông,
Dù nghèo đến thế, vẫn không phai hình.
Ba trăm năm Nghĩa với Tình,
Ta về với xóm làng mình hôm nay,
Rợp trời cờ đỏ tung bay,
Cháu con sum họp, mừng ngày Hội vui.
Tháng 8-2008
Trại Cá-Phú Hậu
Tự truyện
Tuổi thơ dữ dội
Trước năm bốn lăm (1945)
Xóm làng tôi tiêu điều xơ xác,
Cơn đói, thấm vào từng ngõ ngách,
Cái nghèo, ẩn dưới mỗi mái tranh. .
Quần nhuộm nâu, váy dấn bùn tanh,
Yếm vá, lưng trần, tay không, chân đất,
Bọn địa chủ, thực dân vơ vét tất,
Củ khoai, miếng sắn, bát cơm vương…
Tôi sinh ra vào thời buổi nhiễu nhương,
Bố mẹ lênh đênh, cày thuê cấy mướn.
Vẫn không đủ nuôi đứa con trọng bệnh,
Thoi thóp nằm bên cạnh cối xay,
Kiến đ• bu lên khắp cả mặt mày…
Nửa tháng kêu la, đến giờ … hấp hối.
Ông nội thở dài, vác sào đi thả lưới
Bà ngoại sụt sùi, chẳng biết sao chữa nổi…
Số kiếp mỏng manh, đến thế còn hòng,
- Chắc nó chỉ còn, chờ bố … nữa là xong!
Nhưng mệnh tôi, chưa đến dòng cùng tận,
Bố lần nữa, lại đem cho sự sống,
Bằng tẻo teo, một chút mật gấu …thôi,
(Vì đau nên xin được, bố uống hết nửa rồi,
Còn lại nửa, để phòng giắt vào vạt áo)….
Điều may đến, thật vô cùng kì ảo,
Cứ tưởng như câu chuyện quá h•o huyền,
Như thực, như mơ, không thể nào quên.
Lần đầu tuổi thơ tôi chết hụt.
Mẹ tôi sợ, đem vào chùa, cho Bụt,
Mong tai qua, nạn khỏi, được nên người,
Tôi lớn lên, như cây cọ giữa đồi,
Quen nắng gió nơi khô cằn sỏi đá.
Bắt ốc mò cua, chăn trâu, cắt cỏ.
Là chuyện thường ngày của trẻ nhà quê.
Sức mạnh Tuổi Mùi
Những trò chơi như đánh đáo, đánh bi,
Vẫn mê mẩn cả trưa hè ngoài ngõ.
Da cứ sần đen tựa củ sằm, củ ó
Chẳng bệnh tật nào lay đổ được tôi,
Rồi một buổi trưa tôi đang đứng chơi,
Thấy anh Kê, chạy qua chừng vội v•,
Nách cắp guốc, tay ôm hai quyển vở
Lọ mực treo lủng lẳng dưới ngón tay,
Tôi với theo, nắm vạt áo anh lay:
- Để em sách dùm anh lọ mực!
Hai anh em chạy hì hà, hì hục,
Đến nhà thầy, để kịp buổi học trưa.
Gọi lớp cho sang, chứ thời bấy giờ,
Cánh cửa phố kê làm bàn viết,
Ghế chồng lên, bằng hai viên gạch,
Bảng là tường đất, phấn là sắn khô,
Thầy đọc rồi, trẻ gào theo bí bô,
Làng Mới nhỏ, cũng bừng lên sức sống,
Ngồi ngoài hiên, tay chống cằm im lặng
Tôi nhẩm theo từng lời nói của thầy.
- Em nghĩ học mà dễ thế này,
Từ ngày mai, anh cho em theo với!
Tôi đến lớp, mẹ không tưởng nổi,
Ông vót bút cho, bằng nhánh tre tươi,
Vở giản đơn, là dăm mảnh giấy rời
Lọ mực tím, có dây đeo lủng liểng.
Buổi học đầu tiên, trở thành kỷ niệm,
Một chữ i-ti, rắn lội to đoàng,
Lọ mực đổ, nhuộm vạt áo tím loang,
Về núp sau nhà, sợ ông, bà mắng.
Mẹ thương, chỉ ôm con khóc lặng;
Bố thì đi bộ đội m•i đâu xa,
Tôi lớn lên dưới bóng cuả Ông, Bà,
Mẹ thì vẫn tảo tần lo cơm cháo.
Học, chữ được chữ không, ai đâu dạy bảo,
Nghịch thì quá trời, nhất quỷ nhì ma,
Trưa đói vào chùa lấy quả, trộm hoa,
Tối cùng bạn chèo na, hái ổi,
Bác biết được bắt nằm sân hỏi tội,
Roi mây lằn đít mấy mươi lần!
Cứ hứa chừa rồi, sau lại quen thân…
Cái nghịch vẫn cù lần,
Tuổi thơ hay quá chớn,
Đến lúc nhận ra, thì mình đ• lớn,
Thấm đau buồn, ôn lại những đắng cay…
Tôi sinh Mạng Mộc Dương Liễu
- Kia đồng Mơ, đá bóng g•y tay,
Bác khiêng bộ lên nhà thương Phú Thọ.
- Tháng Tám, nước ngòi sâu, sóng vỗ,
Tắm, sảy chân sặc nước nhẽ chết chìm.
- Cây ổi cao, quả chín cố vươn tìm,
Cành g•y, ng• xuống vườn ngất lịm.
- Đi lao động trường, sách thùng nước uống,
Ng• đổ vào, bỏng suốt một bên hông.
Nằm nhà thương gần một tháng ròng,
Mẹ tất tưởi cơm bưng, nước rót…
- Nhại bước thầy đi, hư – đúp năm lớp một.
- Cấp hai ốm nhiều, phải ở lại lớp Năm.
- Viết truyện chê thầy, Ông thầy dạy Trung Văn.
Cho đúp tiếp một năm lớp Chín….
Cụ Bá Huỳnh gặp Thầy tôi cười mỉm
- Mượn Cu Hùng cho nó cái giấy khen!
Thế mới hay, hai chữ sang – hèn,
Ai đ• hiểu: Nhân-Tình-Thế-Thái,
Trẻ bất chấp, những gì là khôn-dại
Chỉ muốn mình thoải mái, vô tư.
Cứ cho rằng có thái cực ngoan-hư,
Để ta chọn tốt lành nào trên hết ?
Nhưng mình đứng ở đâu, để mình phân biệt?
Thế nào là sai-đúng, trắng- đen,
Ôi cán cân công lí m•i ươn hèn,
Để lẫn lộn, cả những gì ngay ngắn..
Cùng lứa tuổi, phải đâu là may mắn,
Tôi đến trường chắc hẳn đứa đầu tiên.!
Lên cấp hai, thi một lượt đỗ liền,
Bạn cùng lớp, kéo theo nhau trượt cả.
(Mà toàn những con ngoan, trò khá,
Chứ không hề láu cá giống như tôi..)
Thi cấp 3, lên Phú Thọ xa xôi,
Bao gạo khoác vai, mấy hào tiền lẻ,
Thị x• vắng tanh, đêm một mình buồn thế
Không ôn bài, ngồi viết truyện dự thi;
“ Người vợ trẻ,, được thưởng hạng nhì,
Giải báo Tỉnh, dăm tháng sau mới lĩnh:
Phích Trung Quốc, hai mươi năm
giữ trong tủ kính,
Bút Kim tinh, giành chỉ để làm thơ,
Những bài thơ, tôi nhớ m•i đến giờ
Như lưu bút, về một thời thơ trẻ…
Cái dại - khôn, rủi - may là thế,
Dẫn đưa tôi qua mọi nẻo đường.
Khi chiến tranh, tôi phải xa quê hương,
Được Nhà nước cho sang Liên Xô học,
Buổi tiễn đưa, bữa cơm trưa, Bà khóc:
- Ngày cháu về, Ông Bà chắc còn không?
Lời Bà nói ra, chưa qua hai mùa đông,
Cả Bà, cả Ông theo về cùng Tiên Tổ.
Trời Nga lạnh, tuyết trắng tang đường phố,
Cháu nghẹn lời, gọi m•i Nội yêu ơi.!
……
Bỗng nhớ sao, những kỉ niệm một thời,
Ông cõng cháu, đêm mưa chạy giặc.
Đường Cầu Cả vừa trơn, vừa dốc,
Khe Núi Đình đ• lạnh, lại sâu.
Lên Phú Nham, gồng gánh trĩu hai đầu,
Bên cháu nằm, bên nồi niêu, bát đĩa…
Đêm hạ nóng, gối tay ông cháu ngủ,
Ông thâu đêm phe phẩy chiếc quạt mo.
Chạy giặc theo ông, bữa đói, bữa no.
Gian khổ chất chồng, đầu ông thêm hói bạc.
Bà thương cháu, giao thừa ba mươi Tết,
Vẫn chờ thợ may cho được áo sơ-mi.
Ai cũng giõi theo, từng bước cháu đi,
Chiều chuộng cháu, vì bố đi bộ đội,
To tát đâu, từ củ khoai, quả chuối,
Cứ dành riêng cho cháu phần nhiều,
Gian nhà lá đơn sơ, gió thổi vẹo siêu,
Bà o cháu, ấm nồng trong ổ lá…
Cháu mất Ông Bà, bơ vơ chân trời lạ,
Chẳng được về vái lạy trước vong linh,
Nhớ Ông, Bà cháu chỉ biết nhủ mình
Chăm chỉ học, như Ông Bà đ• dặn….
Tôi lên đường, có hai người đưa tiễn,
Một chị và một em,
Chiều chiến tranh, tất tả những chiến binh,
Vai khoác mảnh dù, đầu chùm mũ cối.
Ng• Ba Hạc, chuyến phà ngang lướt vội,
Mất điện rồi, sông loáng ánh đèn pha.
Con tầu hàng lầm lũi, lùi vào ga,
Người chen chúc sô đẩy nhau í ới..
Một hồi còi, tầu lao vào bóng tối,
Đèn gầm soi chẳng rõ bóng hình đâu?
Hì hụi, tầu đi mò mẫm đêm sâu
Mấy trăm người, trao phận cho may rủi,
Chân trời Đông, chớp nhì nhằng lửa khói,
Báo động liên hồi, tiếng bom nổ gần xa…
ở Hà Nội một tuần, cấm trại vào ra,
Học phong tục Nga, cùng mấy bài chính trị
"Sống như anh,, bài thơ thời đánh Mỹ.
Gương việc làm, suy nghĩ - tuổi thanh xuân,
Mỗi đêm qua, báo động đến mấy lần ,
Ngủ chẳng được vì muỗi nhiều vô kể.
Sau đợt tập trung, tôi xin ra đầu phố,
Gửi người quen hơn tám chục đồng,
(Góp thêm vào để Thầy trả tiền công,
Xây xong nốt mấy gian nhà bếp ).
Chỉ nhắn lời, thư không được viết,
Cho gia đình biết mình sắp đi xa,
( Cấm, không nói là sẽ sang Nga,
Lộ bí mật ra…coi chừng ở lại! )
Kẻ thù đang cùng ta sống mái,
Giữ nhân tài, nên Đất nước phải lo xa.
Chiều Tháng 8, đoàn chúng tôi ra ga (22-8-66)
Hai taysách hai túi mềm, du lịch.
Cửa Quốc tế, người len vào đông nghịt.
Hơn 300 lưu học sinh, cùng với người nhà,
Im tiếng nói cười, để dõi nghe tiếng loa,
Chú ý ! Chú ý ! máy bay - báo động!
Giữa ồn ào, chiều thu gió lộng.
Trên sân ga. Bỗng tôi chợt nhận ra,
Có hai đoàn tầu! Chuẩn bị đi xa
Đang đỗ ngược đầu nhau; Im lặng.
Phía bên đây, là con tầu liên vận,
Sắp chở chúng tôi sang tận trời Âu,
Còn bên kia, đen sạm chục toa tầu,
Những người lính, ngồi ôm cây súng,
Cũng tuổi tôi, bạn lên đường ra trận,
Đất phương Nam đang đợi, đang chờ,
Tôi chợt mủi lòng, nghĩ vẩn, nghĩ vơ…
Liệu các bạn còn đủ đầy,đến ngày đại thắng ?
Hai chuyến tầu, cùng xuất phát một ga
Về hai phía mà cuộc đời vẫy gọi
Ga đêm nay, một khung đời sống động,
- Ai chụp hình, sao không bấm máy đi;
Tấm ảnh này, ghi khoảnh khắc diệu kì,
Không dành riêng ai, mà cho tất cả,
Thế hệ chúng tôi, nhọc nhằn, vất vả,
Có tất tưởi nào như cảnh đêm nay.
Một bến tầu – những hai cuộc chia tay!!
Chào tạm biệt nhau, và chào Hà Nội !
Một đến hoà bình,
Một vào lửa khói,
Cùng vang lên, tiếng gọi của non sông…
Vì một Việt Nam con Lạc, cháu Hồng,
Độc Lập – Tự Do, như Bác Hồ mong đợi.
Chục ngày trên tầu, bao nhiêu cái mới,
Cứ dập dồn quay theo bánh xe quay.
Ga Bằng Tường, rợp đỏ bóng cờ bay,
Bạn Trung Quốc vui hân hoan chào đón.
Toa đẹp, giường êm, chăn hoa gối đệm.
Mùi dầu thơm quyện cả lối đi,
Mười món thức ăn trông đ• thấy mê,
Huống hồ được ngồi nhâm nhi, thưởng thức,
Tác phẩm Bác Mao, vẫn hăng mùi mực,
ảnh mầu như thực, huy hiệu đầy bàn,
Nhạc quân hành, toàn bài hát Việt Nam.
Ca ngợi, tung hô,tình láng giềng, hữu nghị…
Điều mới lạ, cứ ngợp, cứ trào lên như thế,
Tưởng mình đang đi vào chốn thần tiên;
Từ nhọ nhem lửa khói chiến tranh ,
đói khổ hoành hành, tử sinh bất chợt…
Bỗngsángnay,xung quanh mình choáng ngợp,
Một bầu trời bình yên như thơ,
Một thế giới sang giàu như mơ.
Vườn địa đàng đây, không ngờ có thực
Viết thư về nhà, sợ mọi người nghi hoặc
Nghĩ rằng mình tô vẽ huênh hoang.
Đối với tôi nơi đó chốn địa đàng,
Cảnh thực là vàng, còn mình là bụi đất.
( Chỉ sau này mới hiểu ra sự thật:
Chúng tôi được đi trên tầu khách ngoại giao,
Chứ ngoài kia, Trung Quốc vẫn đói nghèo,
Giống cái đói nghèo quê ta thời đó.)
M•n Châu Lí, ga cuối cùng tầu đỗ,
Tạm biệt Trung Hoa- Vạn lí trường thành,
Biên giới Trung – Xô rào dây thép lạnh tanh,
Trời ướt át, ngựa vài con gặm cỏ.
Cánh hoa bướm, ngả nghiêng trong gió,
Chúng tôi chuyển tầu đến Da Bai can scơ.
Thế là mình đang ở đất Liên Xô!
Quê hương của Lê Nin, thiên tài vĩ đại.
Nơi ra đời một văn minh x• hội,
Trụ cột hoà bình, hạnh phúc, ấm no…
Tầu xuyên Sibêri, rừng tai ga quanh co,
Chiều thu vàng rợp một trời lá đổ,
Những cây thông, xanh đen , loang lổ,
Bên hàng bạch dương, thân trắng nắng loà.
Hồ Bai Can, sâu thẳm bao la,
Sóng gờn gợn, mây mù bảng lảng.
Cô gái Nga tóc vàng cười duyên dáng,
Mắt xanh xanh, váy áo đung đưa….
Phải bắt đầu với phomát, với bơ,
Sáng cháo bột, trưa bánh mì, súp nóng,
Khoai tây chiên, hành tươi, tỏi sống,
Thịt cừu hầm, tương hạt cải, sữa chua…
Toàn thức ăn lạ miệng, vị khó ưa,
Nhiều cô cậu, phạc phờ như ốm dở.
Đến Nôvôsimbiêcscơ lối chia hai ngả.
Một thẳng đường về hướng Matscơva,
Tầu chúng tôi rẽ Trung á còn xa,
Nơi chờ đợi là Cộng hoà Uzơbếch.
Sa mạc rộng mênh mông, chỉ trời với cát,
Cái nóng từ đâu đốt rát cả mặt mày…
Người Ugiơ, châu á nơi đây,
Cũng mắt đen, da vàng nhỏ nhắn,
Chỉ mỗi điều, họ không ăn thịt lợn,
Toàn dân theo đạo Hồi,
Thức ăn cho chúng tôi, phải nấu riêng nồi.
Còn hoa quả thì nhiều vô kể,
(Cứ tưởng xứ mình hoa thơm cỏ lạ
Nhiệt đới, bốn mùa lắm quả nhiều rau)
Kia cà chua, chất đến ngút đầu,
Đây dưa, táo, vun cao như núi…
Hoa vỉa hè, hoa công viên ngập lối
Khắp phố phường đâu cũng thấy hoa…
(Bên mình hoa vẫn là thứ xa hoa,
Còn quả để làm quà thăm người ốm)
Tasken, vừa phục sinh sau cơn địa chấn,
Thành thủ đô diện mạo huy hòang,
15 nước cộng hoà, xây 15 phố khang trang
Thế mới biết Liên bang hùng mạnh.
Bẩy năm trời, sống trong xứ lạnh,
Mới cảm hết tuyết mềm, băng cứng mùa đông,
Tôi đ• qua, đ• biết những dòng sông:
Đnhepski, Vonga, Đông hùng vỹ,
Những thành phố mang tượng đài thế kỉ:
Mascơva, Stalingrad, Sevatstopon,
Thành phố Lênin, với Cung điện mùa Đông,
Vườn hè của nữ hoàng Êcatêrina tuyệt đẹp
Tượng Người Mẹ – Tổ Quốc trên đồi Mamaep,
Và bàn tay Người Chiến sĩ vô danh,
Dâng cao cho đời một ngọn lửa thiêng
ánh sáng trái tim 20 triệu dân Xô viết,
Niềm tin của những con người đ• chết,
Vinh quang chiếu rọi đến ngàn đời ,
Chẳng cho riêng ai, mà cả loài người
Những ai yêu hoà bình, tự do, công lí.
Tôi đến Liên Xô học được bao điều quý
Trước tiên là kiến thức một kĩ sư,
Thấm tình người cộng sản chẳng bến bờ,
Giúp đỡ bạn, quên mình vì nghĩa cả,
Tình cảm Nga, ấm nồng mà hỉ xả,
Tính cách Nga thoáng đạt, lại vô tư
Lối sống Nga văn minh, lịch l•m đến không ngờ
Những con người như hiện thân của Phật.
Tôi kể , có một ngày chủ nhật
Tôi muốn thăm thành phố Matscơva,
Ngày mai thôi, tôi phải xa nước Nga
Để trở về quê, sau bẩy năm học tập,
Tầu điện ngầm, người ngược xuôi tấp nập,
Còn tôi thì chẳng biết đường,
Ngồi bên tôi, một phụ nữ bình thường,
Mải mê đọc một tờ báo mới:
- Xin phép Bà cho tôi được hỏi,
Đi đường nào lên Núi Lênin.?
Đôi mắt Nga xanh, bỗng sáng hơn lên:
- Anh là người Việt Nam, bà hỏi.
Một giây lắng im, nhẹ nhàng bà nói
- Các anh theo, tôi sẽ dẫn đường,
Đâu chỉ lên Núi Lênin, mà qua Hồng trường,
Nhà hát Lớn, Bảo tàng Kutudốp,
Đại lô Cacmac, Lênin,
Trường Lômônôsôp,
Khu triển l•m Kinh tế Quốc dân,
Cùng Tháp truyền hình,
Cửa hàng Thế giới Thiếu nhi, Đại lộ Hoà Bình,
Và nhiều nữa, tôi không nhớ hết.
Hơn bốn tiếng đồng hồ mải miết,
Tôi được đi du lịch Matscơva,
Hướng dẫn viên là một phụ nữ Nga.
Nhiệt tình, vô tư, tuy không chuyên nghiệp.
Điều xúc cảm, lúc chia tay, tôi giật mình được
biết:
Mẹ bà đang đau, phải mua thuốc mang về!
Ôi, người Nga, nhân hậu đến thế kia!
- Xin lỗi bà, tôi cúi đầu xúc động.
Đối với tôi, Liên Xô là sự sống,
Một niềm tin, không lay động suốt đời này.
Như bài thơ Simônôp trên tay:
Đợi anh, anh sẽ về
Trông chết cười ngạo nghễ…
Tôi ngày nay rơi lệ,
Hẳn cho sự tình cờ
Nào ai biết bao giờ,
Tâm hồn Nga rộng thế!
Người Nga xù xì như gốc sồi vậy đó,
Mà tình Nga bát ngát gió rừng dương
Ôi Liên Xô - Người như thể Quê hương
Nơi lần nữa tôi hồi sinh, vượt mọi lẽ thường,
Từ tử địa, lại trở về cõi sống;
Đời tôi sẽ không còn tia hi vọng
Nếu không có ngày được đến Tasken,
Một tuần liền, tôi cứ sốt liên miên,
Nhiệt độ thường xuyên, trên ba chín độ.
Xe chở tôi đến nhà thương nào đó,
Tôi đâu có biết gì,
Đêm vẫn sốt cao, ngày lúc tỉnh lúc mê,
Tất tả vào ra phòng tôi toàn người lạ.
Nào bác sĩ, nhân viên, y tá,
Thì thầm toàn một tiếng Nga,
Họ đẩy xe tôi qua bao nhiêu phòng, khoa,
Máy móc sáng choang, rầm rầm điện chạy,
(Những thứ ấy có mơ không thể thấy,
ở trên đất quê nhà.)
Sau hàng tháng trời, họ mới nói ra,
Tôi nhiễm lạnh nên bị viêm phổi cấp,
( ở Việt Nam, hồi ấy bị lao là nguy ngập
Chỉ chờ đi về cõi thiên đường…)
Đối với tôi, sáu tháng nằm nhà thương,
Đ• gặt hái được ba điều mới mẻ:
Bệnh viêm phổi được hoàn toàn khống chế.
Đ• bắt đầu bập bẹ nói tiếng Nga,
Thấy được tuyết rơi, trắng như ngọc như ngà…
Một năm trôi qua bộn bề vất vả
Phải học bù cho thời gian điều trị,
Để thi xong khoá dự bị Tiếng Nga,
Theo phân công, tôi phải về Lêningrad
học chuyên khoa
Ngành thoát nước sân bay dân dụng,
Vì sức khoẻ, tôi không về xứ lạnh,
Xét ưu tiên, nguyện vọng học điện – cơ,
Đến Ôđetxa, thành phố nên thơ,
Nơi thắng cảnh trên bờ Hắc Hải.
“Chiều bến cảng,, tiếng hát còn vang m•i
Cho những người lính biển lúc chiều buông.
Cả cho tôi, người lữ khách tha hương…
“Chiều bến cảng,, ngóng hoài về quê Mẹ.
Bẩy năm dài, ngủ ăn cùng sách vở,
Từ điển Việt-Nga, Nga-Việt gối đầu giường,
Năm mươi rúp, là tiền một tháng lương,
Dè xẻn lắm, mới dư đồng mua sách…
Gia tài một kĩ sư – ngoài Bằng Tốt nghiệp,
Có gì đâu, chỉ thùng sách tiếng Nga.
Dăm tấm ảnh, để nhớ thời đ• qua,
Và chiếc xe đạp thể thao, làm phương tiện.
Khi chúng tôi trở về là đối diện
Dân tộc mình, đứng dậy, cuộc hồi sinh.
Tầu hồi hương vào một buổi bình minh.
Chào đất Mẹ, chúng con xin có mặt !
(7-1973)
Một cuộc hành trình
Nghề tiêu chuẩn-định mức
Gạt một bên cơm, áo,
Cất gánh nợ ái tình.
Đi vào cuộc hành trình,
Để lớn cùng năm tháng,
Trời Thủ đô trong sáng.
Hồ Gươm liễu buông rèm.
Đường Hưng Đạo,về đêm,
N•o nề ai lê guốc…
Ngõ Đội Cung thân thuộc,
Đi về những chiều xanh.
Đo đếm bước chân anh ,
Trong hình hài tiêu chuẩn.
Sao không là vi khuẩn
Để anh lập quy trình,
Sao không là hành tinh,
Để anh vòng quỹ đạo.
Đời cứ quanh bước dạo
Theo tháng ngày triền miên,
Sao anh phải buồn phìên
Đo đi, rồi đếm lại !
Vẫn ngàn đời nắng trải,
Mưa rơi thì cứ rơi
Vậy mà gió vẫn lười,
Để cho trăng phải đợi.
Chợ Đồng Xuân – Hà Nội
Rừng vàng lá về cội,
Lang thang mây cuối trời
Sóng bạc giữa biển khơi
Hoang vu chiều không nắng.
Đất dưới chân im ắng
Sao trên đầu lung linh
Tạo hoá trải lòng mình,
Trong ngũ hành sinh-khắc.
Anh là người kì quặc,
Tiêu chuẩn những quan toà.
Anh là ngươi ba hoa,
Định mức thay cuộc sống .
Phải bao thước thành rộng,
Cần nhiêu nặng là cân,
Khoảng cách nào là gần,
Nhiệt độ nào là nóng?
Anh đặt tên cho sóng!
Trước gọi sóng danh gì ?
Hay ngày xưa qua đi
Là ngả nghiêng con nước!
Làm sao định nghĩa được,
Con sóng cồn mắt em!
Anh đặt tên cho rèm,
Một màn che tia sáng,
Mây buông, chiều bảng lảng,
Sương khói mờ, khuất xa,
Làm sao anh thoát ra
Khỏi bức rèm cuộc sống!
Anh chìm trong tưởng vọng
Với định nghĩa cuộc đời,
Sao rộng dài chơi vơi,
Mà không ngờ chật trội!
Chúa cũng không đo nổi
Bao la Vũ trụ này.
Mình say hay ai say?
Cứ mơ hồ chấp nhận.
Rượu say, say một trận,
Tình say, say cả đời!
Anh chấp nhận cuộc chơi,
Tiêu chuẩn là lẽ sống.
Nếu ngày mai biến động ?
Đúng – Sai, chỉ tại Người!
Bởi ngàn xưa lâu rồi
Thời gian đâu ngừng nghỉ
Đồng hồ thành xa xỉ
Chỉnh m•i đúng – mà sai.
Tiêu chuẩn để dạy ai?
Vậy ai là tiêu chuẩn,
Lấy điều sai để luận
Đến bao gờ hết mê ??
Ngày mai anh sẽ về
Bên em xây cuộc sống
Định đề cho số cộng
Một với một là hai !
Anh vẫn biết mình sai
Bởi làm sao cộng được.
Nên anh ngầm sửa trước,
Hai chúng mình thành đôi.
12-1974
Người Xây dựng
ở quê gọi Mẹ là U
Con lên đất mới Trung du gọi Bầm
Nhớ U con cứ nhắc thầm
Cho nên nhiều lúc gọi Bầm thành U
Thoắt rồi mấy Tết Trung du
Về quê nhầm lại gọi U thành Bầm
Giường U ấm chỗ con nằm
Đêm mơ lại vọng tiếng Bầm gọi lên
Con đi Vĩnh Phú, Hà Tuyên,
ăn cơm Bắc Thái, ngủ thuyền Sông Thao,
B•i Bằng nhà máy vút cao,
Lại về hoá chất Lâm Thao đắp nền,
Tam Dương , Đạo Tú, Vĩnh Yên,
Nước non vang tiếng Mẹ hiền gọi theo.
Lao Cai băng núi, vượt đèo,
Ai vào Tằng Loỏng, có trèo dốc Than!
Phố Lu mây trắng, nắng tràn.
Xuân Giao suối vọng, gió ngàn Võ Lao.
Công trình mọc giữa miền cao,
Gian lao, chồng chất gian lao tháng ngày.
Vôi nồng nên vữa càng say,
Tầm cao vẫy gọi, bàn tay chuyên cần …
Chiều nay Tây Bắc nhớ Bầm,
Cành thông gió lắng, thì thầm lời U.
Đêm nào rừng cọ mưa thu,
Bầm ngồi nướng sắn, khói mù vây quanh,
Cứ rằng con phận lênh đênh,
- Như thuyền không lái, bồng bềnh m•i ư ?
Thương Bầm con cứ ầm ừ,
ầm ừ - nên m•i đến giờ vẫn chưa…
Cho đời nào ước, nào mơ,
Cho mình chỉ một bài thơ…lên đường!
5-1990
Trường các em thơ
Chiều hôm qua trồng nốt giỏ phong lan
Bên cửa sổ mới sơn màu xanh mát.
Sáng thu nay bình minh lên bát ngát,
Chào ngôi trường mới dựng chị đi đây!
Buổi tiễn đưa lưu luyến những bàn tay,
Đàn em thơ chơi đầy trên sân cỏ.
Thôi chào nhé, chào những người chủ nhỏ
Của ngôi trường mới dựng chị đi đây.
Lại bồi hồi, mùi vôi vữa nồng say
Đến hạt cát cũng vương vào giấc ngủ.
Mưa nghiêng nghiêng, tắp ngoài liếp nứa,
Tưởng tiếng người gõ cửa gọi đi ca,
Công trường đêm, điện đèn như sao xa
Tiếng máy chạy, tiếng chân người hối hả,
Đường lầy lội, mưa thì rơi tầm t•,
Bao nhọc nhằn vất vả, đ• trôi qua,
Trường chưa xong đ• lo trồng hoa
Mong đến buổi khai trường hoa sẽ nở.
Những giỏ lan treo bên khung cửa mở
Bầu trời xanh, xanh mát gió thu xanh
Những hoang tàn sau năm tháng chiến tranh,
Cần phải thay bằng màu ngói mới.
Đừng trách chị đến và đi m•i vội,
Bởi nơi nào cũng vẫy gọi chị đi.
Nghề chị mang theo, có nói điều gì,
Thì trước hết là đàn em đến lớp,
Những ngôi trường xây nên bao mơ ước,
Cho tương lai đất nước mai sau.
Nhìn các em đang nô đùa bên nhau,
Giữa sân trường như bầy chim ríu rít
Mắt rơm rớm , vẫy vẫy tay tạm biệt,
Chào những người chủ nhỏ, chị đi đây!!
Cánh phong lan theo gió, cứ bay bay..
Như thể chia xa, như là níu gọi,
Hàng phượng vĩ cũng thì thầm vọng lại
Lời tình yêu, lắng đọng những công trình.
8-1976
Tự truyện
Cuộc đời xây dựng
Công ty Kiến trúc Việt Trì
( Công ty Xây Dựng Số 22;
Tổng Công ty XD Vĩnh Phú – Hoàng Liên Sơn;
Tổng Công ty Xây dựng Sông Hồng )
Khi tôi cắp cặp vào đời,
Trước tôi đ• có vạn người qua đi.
Đội Công trình
Lắp Máy Điện Nước
Thuộc Công ty Kiến trúc Việt trì
Công trình Điện Nước Việt Trì,
Đội trưởng là bác chính quy: Thợ rèn
Tay nghề bậc 6 mới lên,
Cán bộ tập kết, ưu tiên hàng đầu,
Khinh người, có vẻ - nghe đâu?
Kỹ sư, Trung cấp – như nhau cả bầy!
Xem ra tổ chức mới hay,
Toàn quân bộ đội, trước đây chuyển ngành.
Đội trưởng vô thực, hữu danh,
Bao nhiêu quyền hành, ở tất Công ti.
Có việc dồn thúc quân đi,
Lương thì định mức, người thì định công,
Trên giao kế hoạch là xong,
Vật tư , tiến độ, nhân công, đàng hoàng,
Sáng, trưa, chiều, kẻng cứ vang,
Cái thời bao cấp, nhịp nhàng hành quân…
Kể ra được cái tinh thần,
Chỉ đâu, đánh đấy chẳng ngần ngại chi,
Chung tay khôi phục Việt Trì,
Đồng lòng là chính, quản gì khó khăn.
Nào về Hợp Thịnh, Đồng Văn,
Lưới điện Hoa quả, nước ngầm Diễu Lâu,
Đói thì ăn cháo ăn rau,
Làm sao quên được, âu tàu Sông Lô,
Thu lôi Đạo Tú, ai ngờ,
Người rơi ống khói sững sờ đớn đau,
Mương Ván ép có sâu đâu,
Thế mà một lính vỡ đầu xót xa,
Mỗi công trình một bài ca,
ẩn trong sâu thẳm cũng là lời than!
Còn như nắng đổ, mưa tràn,
Với người xây dựng, gian nan coi thường.
Tôi lớn lên với công trường,
Kỹ sư, nhưng vẫn đục tường, kéo dây,
Người nói nọ, người nói này,
Còn mình, mình cứ dạn dầy vượt qua.
Tủi mình tu luyện bên Nga
Mà giờ quần quật, vào ra công trình.
Lại anh thợ Tiện, hiển vinh,
Ghế cao giám đốc ngả mình ngắm trăng,
Mới hay, đời có dạy rằng:
Tưởng đi, mà được đi bằng chân đâu?
Bằng xanh, bằng đỏ như nhau,
Nếu lên trước hết nhớ câu bằng lòng,
Bảo nhau gạn đục, khơi trong,
Cả thời bao cấp, gạn không được gì ?
Nhớ lời xưa của Mọ Ty
Bằng khen không có, mượn về mà treo,
Bây gờ bằng cấp đ• nhiều,
Mọ ơi, con phải treo niêu vì bằng !!
8-1975
Trưởng Phòng kỹ thuật Xý nghiệp
Lắp Máy Điện Nước
Ba năm giao chức Trưởng phòng,
Việc thì ngất ngưởng, lương không nhắc gì,
Hỏi thì, bảo – Cứ làm đi,
ở nhà vợ trách lấy gì nuôi con,
Bo bo, mì bột, chẳng còn,
Về quê ngoại, nhổ khoai non cầm chừng,
Ôi thời, buộc bụng thắt lưng,
Ngăn sông cấm chợ, thu từng đấu ngô,
Còn tôi, tôi đúng anh đồ,
Về nhà hỏi vợ, sắn khô đâu nàng!
Nói ra thì thật bẽ bàng,
Bởi khoai bữa sáng,
chuyển sang thành chiều,
Cuộc đời sống được bao nhiêu,
Nếu vài năm nữa chắc nhiều người đi…
Đói no nào dám trách gì,
Trăm người như thế, ai thì hơn ai!
Trưởng phòng được cái đầu sai,
Sáng đèo ống nước, chiều lai bóng đèn,
Việc làm thì chẳng có tên,
áp lực trên xuống, dưới lên đủ điều.
Kế hoạch răm rắp phải theo,
Bất kì mọi giá, chỉ tiêu hàng đầu.
Trưởng phòng chẳng bán, chẳng bầu,
Trên ra quyết định, dưới đâu biết gì.
Trách nhiệm thì nặng bì bì,
Nào lập kế hoạch, nào đi công trường,
Rồi lên định mức tiền lương,
Nghiệm thu khối lượng, đo lường từng phân,
Dưới thì rát mặt công nhân,
Đ• nài loại đất, lại lân khối bùn,
Một thời của khó, người khôn,
Xin - cho – Chính sách,
sống còn – chủ trương,
Ai ơi xin chớ coi thường,
Cái thời bao cấp, khôn lường đổi thay,
Quyền rơm vạ đá có ngày,
Trưởng phòng đâu đ• là thầy người ta.
5- 1978
Phó Giám đốc Công ty
Nam mô Đức Phật Di Đà!
Nhớ ngày Mẹ bán con ra cửa chùa,
Đức Ông cứu khổ cậy nhờ.
Cho nên con được như giờ là sang,
Ra đường xe ZEP nghênh ngang,
Thằng Phó Giám đốc về làng, oai ghê!
Mười năm chân đất, dép lê,
Mười năm mưa nắng d•i dề cũng qua,
Na mô Đức Phật Di Đà,
Con lên l•nh đạo cũng là phải thôi,
Không cầu trên lấy nửa lời,
Nhưng mà mong dưới mọi người giúp cho.
Nhẹ nhàng việc nhỏ, công to,
Cứ cùng dân liệu, dân lo là thành.
Chứ mình mang lấy chức danh,
Là khi chịu báng, có anh giơ đầu,
Việc công tôi chẳng cơ cầu,
Hoàn thành kế hoạch, trước sau đủ đầy,
Võ Lao, lưới điện đan dày,
Máy khoan, nghiền đá đêm ngày rộn vang,
Lắp đặt đường ống Tà Thàng,
Qua đồi, vượt suối, xuyên làng người Mông.
Công nhân dựng lán ven đồng,
Máy đào, cần trục thi công miệt mài,
Thi thoảng, rượu rắn dăm chai,
Hàn kiềng đổi nếp, với vài gà nương.
Động viên người thợ công trường
Để vơi đi cảnh gió xương núi rừng.
Cả Tằng Loỏng điện sáng bừng,
Lưới dây sinh hoạt đến từng khu riêng,
Dăm máy phát, chạy thay phiên,
Nhập nhèm đôi lúc cũng phiền cho nhau…
Bệnh viện bà đẻ sót rau,
Bên Tổng băng sex càu nhàu…đang xem !
Đời - sống, tủ lạnh chảy kem,
Máy say, sát gạo thôi rên hừ hừ,
Mất điện, cuộc sống tưởng như
Trở về với cảnh hoang vu núi rừng.
Trời mêng mang đến quá chừng,
Tưởng rằng hái được cả vừng sao đêm.
- Ai lên Tằng Loỏng mà xem,
Nhà máy Tuyển Quặng lớn thêm từng ngày,
Mới hôm nào, cầu chưa xây,
Phà Lu bến nước giăng dầy chiều xương,
Xe Gaz nằm chết bên đường,
Có anh lại giở That luông phì phèo
Giám đốc thì cứ kì nhèo
Xe cáng như thế , đem theo làm gì ?
Thà rằng vứt lại Việt Trì
Để tổ Sửa chữa lấy vì chấm công…
Trời tối, phà chẳng sang sông,
Vào đến Tằng Loỏng chắc không kịp rồi.
Chỉ còn mấy dặm nữa thôi,
Qua sông phải luỵ, đành ngồi chờ mai…
- Gian nan vất vả dài dài,
Bắc Ngầm lầy lội, ZEP chài chiếu manh,
- Bảo Yên Ka-mác lăn kềnh,
Hố móng nước ngập, lềnh bềnh máy bơm,
Nhiều đêm chẳng kịp miếng cơm,
Nào ngăn b•o lũ, nào bơm chống tràn,
- Đói thì ăn sắn M• Ngan,
Thiếu thì vợ gửi cho can nước cà…
- Trời mưa đánh kẻng cơm ca,
Để cho bên Tổng tưởng ta vẫn làm,
- Nóng trưa đổ lửa chảo rang,
Giả vờ mất điện, Tổng quàng cả xiên,
Chuông điện thoại réo như điên,
Thợ thì tắt máy, nằm yên cười thầm,
Mới hay ran ríu tình thâm,
Công nhân nhiều lúc, tầm ngầm cả gan…
- Cuối năm đơn vị liên hoan,
Kẻ lo cám b•, cách mang thế nào ?
Người thì chân thấp, chân cao,
Sáng đi Phú Nhuận, chiều vào M• Ngan,
Thiếu thì kể đến cơ man,
Nghèo thì đến cả cơ quan cũng nghèo.
Việc gì mà phải kèo nhèo,
Dăm ba tải cám, lộn lèo c•i nhau…
Nhưng mà ai chấp ai đâu,
Cứ khôn tưởng sẽ cơ cầu được sao.!!
- Cơm canh chưa được miếng nào,
Gọi nhau ào ào ra đẩy Ka ma,
Thằng chửi mẹ, đứa kêu cha,
Của quý nó v•i như là hạt rau,
Chuyện này đ• thấy ở đâu,
Như là chuyện phiếm mở đầu bữa ăn,
Bởi vì cuộc sống khó khăn
Làm thơ đôi lúc để răn dạy mình
Trải qua một cuộc hành trình,
Biết bao chuyện cũ như hình còn đây,
Vui thì tỉnh, buồn thì say,
Ngọt bùi cùng với đắng cay lên đường!
4-1982
Trưởng Phòng Cơ Điện
Tổng Công Ty XD
Vĩnh Phú – Hoàng Liên Sơn
Mấy năm lặn lội công trường,
Chắc rằng Tổng cũng để thương cho mình,
Tháng Tư, một sáng bình minh, (4-1984)
Điện thọai của Tổng gọi mình sang ngay,
Chết rồi, có chuyện gì đây,
- Hay là cắt điện trưa ngày hôm qua?
Nóng Tổng không ngủ được mà,
Có người mua chuyện chắc là tâu lên,
Trách cho mấy đứa đàn em,
Chọc ong vò vẽ mới nên thế này!
Bánh trưng đ• có đầu đày;
Thôi thì mình chịu, biết bày cách chi,
Chập chừng lúc đứng, lúc đi,
Đứng thì chết thật, đi thì càng lo.
Sang cửa Tổng, cứ thập thò,
Tưởng như sắp bước vào lò luyện đan..
M•i sau Tổng gọi vào bàn,
Mồ hôi đẫm trán, quạt nan khẽ khàng.
Giọng miền Trung rất nhẹ nhàng:
- Dạo này máy móc chắc đang hỏng nhiều,
Nóng thế mà điện mất tiêu,
Tổng thấy có thể, phải điều cậu lên,
Điện nước là khâu ưu tiên!
Tổng giao nhiêm vụ, cảm phiền nhận cho!
Tội hôm qua, chửa hết lo!
Bây giờ phải gánh chuyện to hơn rồi,
Khốn khổ cho cái thân tôi,
Bày trò cắt điện để rồi nặng điên.
Cảm phiền chi, nỗi cảm phiền,
Vẽ đường hươu chạy, nh•n tiền đấy thôi!
Ngày mai mình lên Tổng rồi,
Liệu rằng dưới có phản hồi chuyện qua ?
Nói ra, lo để phòng xa,
Chứ lên Tổng, cũng vẫn là Xí thôi,
Sinh ra từ một cái nôi
Chứ còn cách trở, xa xôi đâu mà,
Thôi thì ta vẫn là ta,
Chỉ phân cách gọi để là dưới-trên !
-Bây giờ Cơ Điện ưu tiên,
Sao mấy năm trước bỏ quên cho đành ?
Đ• rằng vấn chức, hỏi danh,
- Khối người biết đấy,
nhưng ganh một người,
Tổng trưởng vừa nói vừa cười,
Chỉ tay về phía cuối trời xa xăm.!
- Cái kim dù ở trong chăn,
Nếu mà hữu dụng vẫn lần được thôi!
Cậu lên đến Tổng này rồi.
Tức là cậu đ• thành người chính nhân..
Tôi bâng khuâng nhận lấy phần,
Cái phần nhỏ bé, của ngần ấy năm.
Cứ gắng công, cứ lặng thầm,
Lòng tin đặt chỗ không nhầm, quý sao !
4-1984
Trưởng phòng Kế hoạch Đầu tư Tổng Công ty XD
Vĩnh Phú – Hoàng Liên Sơn
Tổng Công ty XD
Sông Hồng
Tổng mở rộng cửa tôi vào,
Lập ra kế hoạch biết bao công trình,
Tham mưu phải nắm tình hình,
Định rõ trọng trách, xác minh khởi đầu,
Kiểm tra đôn đốc trước sau,
Thống kê, báo cáo chuyên sâu, rõ ràng,
Đi họp, sách cặp đường hoàng,
Phụ tá Tổng trưởng, xếp hàng ghế sau,
Quan chức Chính phủ thuộc làu,
Cục, Vụ của Bộ thân nhau - người nhà,
Thế rồi khách quý gần xa,
Quan hệ hợp tác, chuyên gia nước ngoài,
Tổng phát biểu, phải viết bài,
Tổng sơ kết, lại nằm dài soạn văn,
Nhiều khi mất ngủ quên ăn,
Cho bài nói chuyện Tổng cần sớm mai…
Lại nhớ hồi Tết 92 ( 1992)
Soạn bản tổng kết đến vài chục trang,
Tất cả đều đ• sẵn sàng,
Đưa lên Tổng duyệt, để mang in bài.
Gặp Tổng, Tổng cứ thở dài,
Không hiểu mình đ• viết sai lỗi gì,
- Đọc văn của cậu tức ghê,
Muốn thêm không được, cắt đi không đành!
Cậu về xem lại rõ, dành,
Thêm tí, bớt tí cho thành bài hay…
Cứ nguyên bản tổng kết này,
Văn phòng nhận được in ngay, tuyệt vời!!
Không thêm, không bớt một lời,
Thế mà Tổng cười, khen sửa bướm bay …
Huân chương Tổng nhận hôm rày,
Chỉ đợi đến ngày làm lễ mừng công,
Chuẩn bị tiếp khách: Văn phòng,
Kỹ thuật: Trang trí, Thi công: Ghế bàn,
Tài chính : Quà biếu khang trang,
Thanh niên: Văn nghệ phải sang hơn người,
Liên hoan, Đời sống đặt rồi,
Tổ chức: đón lễ, sắp ngôi hội trường,
Còn việc xe cáng ngoài đường
Giao cho Quân sự
đảm đương toàn quyền,
Mọi việc sắp đặt đ• yên,
Mọi người phấn khởi, đứng lên ra về…
Bấy giờ Tổng mới tỷ tê,
- Soạn bài phát biểu,
đúng nghề cậu thôi!
+ Lịch sử nửa trang được rồi;
+ Thành tích kha khá nhân đôi là vừa,
+ Phương hướng nói lắm sẽ thừa,
Kinh nghiệm rút được, cũng chưa khó gì;
Kết luận phải viết lâm li,
Công lao to lớn Trên thì cảm ơn,
Hữu quan, trợ giúp nhiều hơn,
Bạn bè thân thiện nhịn nhường đỡ nhau.
Cuối cùng nên kết một câu:
Nhờ ơn Đảng, Bác, mới mau trưởng thành.
Nội dung thì đ• rõ rành,
Dàn bài như thế đ• thành nguyên căn,
Tôi về sửa chữ, gọt văn,
Mấy đêm mất ngủ, mất ăn, viết bài.
Ba trang chưa gọi là dài,
Đưa trình Tổng duyệt, chắc hài lòng thôi,
Dọng văn tôi hiểu Tổng rồi,
Câu cú đĩnh đạc, tiếng lời phân miêng,
Mười năm sách cặp hầu riêng,
Bao nhiêu văn bản, Tổng kiêng nể rồi,
Đột nhiên, Tổng hét: - Trời ôi!
Kết luận như thế thì tôi chết liền,
Đem về mà sửa nhanh lên,
Tôi nghe tưởng sét giáng trên đỉnh đầu,
Hoảng hồn mắt trước mắt sau,
Xoá ngay phần cũ, thêm câu mới vào,
Tổng xem, Tổng vẫn cứ gào:
- Cậu viết thế nào, thất vọng quá thôi !
Không ai, khốn khổ bằng tôi,
Như đứng đống lửa, như ngồi bếp than…
Viết lại xoá, cắt lại hàn,
( viết vào mảnh giấy rồi dán đè lên )
Mắt mờ, tôi gục xuống bàn thiếp đi…
Bỗng nhớ đoạn viết chiều qua,
Tổng chê, mình vứt sau nhà mất tiêu,
Đ• liều ba bẩy cũng liều,
Mai đem nhặt lại, xem kêu nỗi gì ?
Chẳng ngờ diệu kế thần kì:
Vỗ đùi, Tổng khoái - Cười khì , bắt tay;
- Sửa, là phải sửa thế này!
Thế là Tổng kí hai tay – xanh rờn!!
Trên Tổng cũng lắm nguồn cơn,
Cứ vào đây mới biết hơn ở ngoài:
Có lần Tổng chẳng còn ai,
Ông Nhiên tắm biển, Ông Mai Việt Trì,
Ông Sơn nghỉ mát đang kỳ
Ông Từ bận học biết khi nào về,
Anh em bàn chán bàn chê,
Kế hoạch Ông Túc mọi bề lo chung,
Bác Chính quyền Chánh văn phòng,
Chú Sứ làm Trưởng thi công đến cùng,
Kỹ thuật giao Phó Cô Chung,
Cậu Ly quân sự chắc không ngại gì,
Việc điều người đến, người đi
Giao cho Anh Để chắc thì cũng xong,
Anh em nhất trí đồng lòng.
Họp bàn kết thúc, nhưng không quyết gì.
Lại họp Kế hoạch định kì,
Phân công trách nhiệm ai chi biết rồi,
Đến phải quyết, chớ lôi thôi,
Tìm chỗ mà ngồi, nhầm ghế chết luôn,
( Mỗi kì họp một đơn vị nhận tổ chức
bữa tươi, lệ không thành văn).
ở Tổng có phép, có khuôn,
Bảo vâng, gọi dạ phải luôn nhớ lời,
Hôm ấy họp, bởi tiết trời,
Đông se se lạnh, mọi người đ• quen:
Riêng Tổng đội mũ nồi đen,
Giám Ty, Giám Xí mũ len đủ màu,
Phòng Ban một đám lau nhau
Đứa khăn quàng cổ, thằng đầu để không.
Công đoàn già: đội mũ lông,
Thanh niên còn trẻ nên không đội gì,
Ông Nhiên từ m•i Việt Trì,
Nóng nôi nên chẳng cần chi mũ nồi.
Biết sau sẽ lên Tổng thôi
Nên Ông mua trước mũ nồi phòng khi,
Nội dung họp dễ quên đi,
Chỉ đọng những gì, khăn mũ mà thôi,
Bởi vì họp, đ• m•i rồi,
áo cơm là chuyện chúng tôi thường ngày,
Còn riêng khăn mũ hôm nay,
Chắc ngàn năm nữa không thay được nào…
Cuộc đời vốn chẳng ngọt ngào,
Cứ thế ào ào, như gió cuốn đi,
Công to đâu dễ nhớ gì,
Việc bé đôi lúc lại ghi dành dành,
Lào Cai xa lắc cũng đành,
Tằng Loỏng gian khổ đ• thành bài ca.
Cái người ta chẳng nói ra,
Công việc đi - lại, mới là nỗi nguy,
Khi xe ra khỏi Việt Trì,
Mỗi người phương tiện ai bì được ai,
Công nhân xe hoả ghế dài,
Chở bia có téc (Stec), tuần hai chuyến đều,
Nhưng mà cũng lắm trớ trêu,
Nơi nào người nhiều, lại ít có xe.
Cho nên thơ mới chuyển đề,
Giành riêng một khúc THơ XE đó là:
Tổng trưởng thì Tô-y-ta,
Tổng phó U-oát , Ni-va đều đều,
Giám Ty xe cũ rất nhiều,
Gaz lùn, Zep cộc, Tổng điều ngay cho,
Giám Xí cũng chẳng phải lo;
Ru-ma-ni đấy, vào kho lấy dùng,
Phòng Ban cùng lũ tuỳ tùng
Hải âu rất rộng, về cùng được chưa,
Ba đình che nắng, che mưa,
Tải ngô, bao cám đón đưa tận nhà,
Thế mà vẫn cứ kêu ca,
Rằng Tổng chẳng biết đến ta nhọc nhằn,
Tổng rằng: - Anh chị khó khăn,
Muốn đi Ka-mac để lần củi khô,
Biết Tổng đoán đúng ý đồ,
Mấy anh, mấy chị nhảy xô lên thùng,
Chuyện xe, chuyện cáng lùng nhùng
Đố ai gỡ mối tơ mùng này đây !!
Phải duyên nợ với dựng xây
Thì người mới hiểu chuyện này cùng ta..
- Đường lên Tằng loỏng bao xa
Cho anh theo nữa thế là thành đôi
-Nói thế thôi, nói thế thôi…
Lời ca day dứt trong tôi đến giờ !
( Lời một bài hát của Xuân Cửu về
Công trình tuyển quặng A pa tit Lao Cai)
Mười mấy năm hẹn với hò
Thời gian bến nước, con đò tuổi xanh..
Công trình nay sắp hoàn thành,
Chục nghìn người ấy, nay đành chia tay.
Rừng ơi ta nhớ những ngày,
Hoang vu giờ đ• đổi thay rất nhiều.
Ôi khu công nghiệp thân yêu,
Phải đâu một sớm, một chiều mà nên,
Bao nhiêu người đ• ngủ yên,
Mồ hôi xương, máu, dựng thiên sử vàng.
Mênh mông b•i cát Tà Thàng,
Trăm nghìn khối đá từ làng Võ Lao,
Con đường đất đỏ Xuân Giao
Bây giờ rộng mở xe vào, xe ra,
Đèn đêm tuyển quặng sáng loà,
Lắng nghe tiếng máy vào ca rộn ràng,
Ta về nhớ rượu Dốc Than,
Nhớ khoai Phú Nhuận, M• Ngan gà đồi,
Chợ Tằng Loỏng đ• xây rồi,
Thế mà Gốc Gạo tiếng cười vẫn vang…
Chia tay sao cứ ngỡ ngàng!
Một thời để nhớ, để mang suốt đời.
( 10-1990)
Gánh gồng Tổng kéo về xuôi,
Khang trang trụ sở, giữa nơi thị thành,
Hết thời mái lá, lán tranh
Nhà hai phẩy tám, bán thanh lí dần.
( Chế độ lấy 2,8% tổng vốn dự toán công trình
để xây dựng nhà ở tạm cho người xây dựng)
Chỉnh trang quy hoạch nhà dân
Từng khu, từng nhóm đ• dần mọc lên.
Một bẩy sáu, lại ưu tiên,
Công trình hết việc, giảm biên cho về
( Nghị định 176 cho hàng loạt CNVC nghỉ việc
hưởng chế độ tiền trợ cấp thôi việc một lần)
Người thì thu xếp về quê,
Kẻ theo chợ búa, làm thuê kiếm tiền,
Thôi thì giải quyết cho yên,
Đấy là hoàn cảnh tạo nên phải chờ,
Phòng Ban ở Tổng bấy giờ,
Ra vào chỉ có lơ thơ mấy người.
Chạy việc, chạy đến đứt hơi,
Chia nhau nhiều hướng, nhiều nơi mà tìm,
Như là xuống biển mò kim,
Hoang mang kế sách, đắm chìm lối ra.
Đ• chót như gà Cu Ba
( Nói chế độ bao cấp như nuôi gà công nghiệp)
Bây giờ tự bới lấy mà kiếm ăn,
Sống vào thời buổi khó khăn,
Kẻ mạnh thử sức, người khôn so tài.
Mấy năm buộc bụng thở dài,
Vận may được cũng một vài việc thôi,
Hà Giang trụ sở trúng rồi.
Lào Cai, Yên Bái cũng mời tham gia,
Hà Nội cũng đấu ra trò,
Bốn sao Khách sạn Tây Hồ thắng luôn,
( Trúng thầu, mời thầu, đấu thầu, thắng thầu –
từ chuyên môn trong đầu tư xây dựng)
Được đà Tổng mở thêm nguồn,
Xây dựng nhà máy, đúc khuôn cột đèn.
Ngói Pơ-rô hàng triệu viên,
Gạch hoa Ván ép, khắp miền nổi danh…
( Một số sản phẩm đầu tiên của Tổng)
Xếp hạng Bộ cũng phải đành…
Sông Hồng như thế…, tất thành Tổng thôi.!
Thở phào nhẹ nhõm, xong rồi!
Ai hay sớm tối, đừng ngồi, vào ra!
( Bộ định xếp thành Công ty XD Sông Hồng,
Phải khổ công vào ra trình bày, thuyết phục m•i
Bộ mới quyết cho thành lập Tổng)
Đành rằng chuyện ấy đ• qua,
Mai sau nhắc lại, người ta chắc cười !
Nhưng mà thế, phải thế thôi,
Hơn nhau Tên gọi, giữa thời háo Danh,
Cá mè một lứa đ• đành,
Tổng nào chẳng muốn mình thành Tổng to,
Mọi việc giao Kế hoạch lo,
Tròn vành đẹp số, sao cho hợp tình,
Bây giờ tất cả do mình,
Lời ăn lỗ chịu, báo trình phải lanh,
Thống kê cứ ước hoàn thành,
Còn như thực tế thì đành chờ sau…
Đ• ai kỷ luật ai đâu,
Mà sợ số liệu lệch nhau ít nhiều…
Trong Tổng hiện có bao nhiêu,
Chỉ có kiểm toán cao siêu mới lần,
Làm Kế hoạch quá khó khăn,
To, bé Xếp lắc, đúng văn Xếp cười,
Phải đâu muôn sự tại trời,
Không theo ý Xếp thì mời !- Nghỉ cho.
Một mình Xếp liệu, Xếp lo,
Chống chèo , đưa đẩy con đò Tổng lên,
Lực thì vững, chí thì bền,
Xếp là mẫu mực, dưới trên thuận hoà.
Xếp như Anh cả trong nhà,
Dăn là dăn đấy, bảo là bảo luôn.
Ai cũng quý, ai cũng thương.
Lượng, tình như Xếp, tấm gương sáng ngời.
Bây giờ được tuổi nghỉ ngơi,
Đời thường như thế, thảnh thơi nào bằng.
10-2000\
Tuổi yên bình
Con đi theo chồng
Sáng sớm nay, mặt trời vẫn ngủ yên,
Gió Đông-Bắc, phố phường còn se lạnh.
Vẫy chào con; Chầm chậm xe lăn bánh
Con lấy chồng xa, Bố chẳng đưa cùng…
Trước hiên nhà, mắt Bố cứ rưng rưng,
Con đ• lớn rồi ! Bố thầm nhủ thế.
Con gọi Bố, trong nhạt nhoà mắt lệ,
Tiếng nhạc vui, như kể hết nỗi niềm…
Hơn hai mươi năm, cùng Bố Mẹ lớn lên.
Cũng đói no như bạn bè cùng lứa,
Con sinh ra, qua rồi thời khói lửa.
Nhưng khó khăn vẫn chồng chất tháng ngày…
Bố Mẹ mới lấy nhau, tay vẫn trắng tay;
Chiếc xe đạp Liên Xô, nửa gian nhà tập thể.
Cái giường gỗ Ông mua cho Bố Mẹ,
Cũng phải xin từ Chủ nhiệm Công ty!
Gia tài là tem phiếu phát từng kỳ,
Giữ sổ gạo, còn quý hơn vàng bạc…
Khi con sinh, bà ngoại từ Yên Lập,
Mang xuống cho yến gạo, cũng bị thu.
Bố đạp xe trăm cây số, trời mưa
Đêm tối, đường trơn đèo tải khoai Bà gửi,
Mẹ phải đi gom xin từng cây chuối,
Đem về làm rau nuôi lợn, nuôi gà.
Chủ nhật thi đi mua chấu, cám cưa
Đẩy xe về quá trưa Bố lăn ra đói lả…
Kể sao hết những ngày đầu vất vả,
Ngày con mới sinh ra.
Thời ấy đói nghèo đâu chỉ có nhà ta!
Đất nước sau chiến tranh là thế.
Như đoạn phim lướt nhanh qua mắt Bố,
Cũng là đoạn đường con đ• lớn lên,
Mỗi một cuộc đời, một kỷ niệm khó quên
Bố Mẹ nhớ hôm nay, ngày con xây hạnh phúc.
Đi đi con, đường xa đang dục!
Hạnh phúc này, chỉ mới bắt đầu thôi,
Đứa con đầu lòng, Cha Mẹ phải chia phôi
Buồn một nửa và vui một nửa.
Đêm không ngủ lấp đầy thương và nhớ,
Dọn bữa cơm chiều , trống vắng chỗ con.
Phòng cho hai chị em, bỗng thấy rộng hơn,
Chắc nhớ chị, em vùi đầu vào gối.
ồ lạ nhỉ, cứ bần thần, tự hỏi,
Con đi theo chồng, sao lại bâng khuâng ?
Nhìn mắt Mẹ thoáng một vệt thâm quầng
Thể mới hiểu, hạnh phúc nhiều-cũng khóc!
18-10 Tân Tỵ
(2-12-2001)
Con gái út
Thế là con lên xe hoa
Mắt Mẹ rơm rớm, lòng Cha bồi hồi.
Biết rằng con đ• lớn rồi,
Nhưng mà sớm tối đâu rời Mẹ Cha.
Thế là con lên xe hoa
Phường trên , phố dưới người ta đến mừng.
Mẹ Cha thương đến vô chừng,
Dặm dài vượt suối, lội rừng từ đây.
Lặng thầm gi• tuổi thơ ngây,
Nhịp đời con bước hao gầy gót chân.
Phong trần, rồi phải phong trần,
Chẳng hay con tạo xoay vần đến đâu?
Mây bay gió thổi trên đầu,
Thời gian nước chảy qua cầu, dưới chân…
Làm người ai chẳng có thân
Đường lên hạnh phúc, vẫn gẫn… không xa.
Thế là con lên xe hoa,
Tuổi vô tư, đ• đâu là tuổi yêu ?
Mộng tình, tình vẫn cao siêu,
Thiêng liêng, khát vọng bao điều chờ trông.
Nắng lên mây sẽ rực hồng
Con đi lấy chồng, nắng cũng hây hây…
Dặm dài rợp mát hàng cây
Mong cho con có bóng mây che đời.
Giá như biển cả chơi vơi,
Cánh tay Mẹ sẽ là nơi cậy nhờ.
Nếu như nghiêng ngả gió mưa,
Mở lòng Mẹ đón, Mẹ đưa con vào.
Giá như giá lạnh thấm vào,
Mẹ dành con những ngọt ngào yêu thương.
Tình thì như sợi chỉ hường
Đ• vương vấn, chỉ vấn vương thêm vào
Đò đưa ai đứng mũi sào,
Mười hai bến nước , bến nào con sang.
Cưới con mưa ngập đường làng,
Thế mà bè bạn họ hàng rất đông.
Hôm qua trời nổi b•o giông,
Xe hoa đến đón, nắng hồng….hôm nay.
Nhân duyên có ở đời này,
Nhờ tay nguyệt l•o, mát tay tác thành
Cầu cho con những tốt lành
Mong sao tươi lộc, xanh cành thắm hoa.
Bốn mùa trời đất giao hoà
Các con hạnh phúc, Mẹ Cha vui lòng
Hôm nay con đi lấy chồng,
Mong là mong đấy, sao lòng bâng khuâng?
16-8 Quý Mùi
12-9-2003
Khung trời riêng
Sáu mươi ba tuổi một thời
Nhìn qua lăng kính, khung trời tôi riêng,
Giọt nắng nào cũng thiêng liêng,
Trăng lên đầu ngõ, nắng nghiêng cuối rào.
Qua khung kính nhỏ hanh hao,
Bao nhiêu hình bóng nhận vào con tim.
Lang thang, tôi m•i đi tìm,
Bỏ khung kính ấy, có nhìn thấy đâu?
Biết rằng đời lắm cơ cầu,
Phận người nghèo khó, sang giầu, thịnh suy…
Chợt mưa, chợt nắng bất kì
ốm đau là nghiệp, trách gì ai ơi ?
Trong vành kính cận nhìn đời,
Một vầng ảo ảnh, nửa vời mộng mơ.
Từ bao giờ đến bây giờ,
Sáu mươi ba tuổi, vẫn chờ thế thôi !
Một khoảng trời của riêng tôi,
Nhìn xa, trông rộng thì thôi ước gì ?
Đ• loà con mắt một khi
Thì giầu sao được, mà bì với so.
Một đời chậm nghĩ, vụng lo,
Mà giờ được vậy, là do duyên mình:
Được Mẹ đẻ, được Cha sinh,
Cuộc đời ưu ái, Duyên tình như mơ,
Những gì là thực là hư,
Qua khung kính ấy, thiêng như thánh thần.
Sự đời bởi m•i nhìn gần,
Nên che khuất cả những phần ngoài xa.
Nhiều khi phải tưởng tựơng ra,
Chứ qua khung kính thấy là bao đâu!
Người đời sáng mắt nên giầu,
Nghĩ mình có trí trong đầu nên sang,
Người đời quan lộ thênh thang
Còn mình viên chức làng nhàng bậc trung.
Được thế này, đ• quá mừng.
Sức mình chỉ vậy, so đừng thấp cao;
Buông kính ra, lại đeo vào,
Một thời lắng đọng ngọt ngào, buồn vui,
Bây gờ bỏ hẳn kính rồi,
Giật mình, tôi nhận ra tôi sắp già !
8-2005
Cái nhìn nhân thế
Gặp nhau khen m•i một câu:
- Đ• gần bẩy chục, sao đầu vẫn xanh !
Thấy nhau chưa hỏi ngọn ngành
- Dạo này tóc chú bạc nhanh thế à ?
Đầu bạc chưa hẳn đ• già,
Tóc xanh ai dám chắc là trẻ trung.
Chống gậy, đâu đ• gù lưng,
Móm răng, nhai lợi, đâu chừng tuổi cao!
Trăm năm trọng cái ngọt ngào,
Tình nồng, Nghĩa ấm, Đức cao, Tâm dày.
Có duyên trên cõi đời này,
Gặp nhau một cái bắt tay, là mừng!
Cánh hoa Mộc
Sáng nay nắng ấm chan hoà,
Đông rồi mà vẫn như là còn thu.
Lẫn trong mỏng mảnh xương mù,
Thoảng mùi hoa lạ, l•ng du quanh nhà.
Giăng giăng lưới nhện buông là,
Đầu cành một chú chuồn già ngủ say.
Thẩn thơ dưới tán lá dày,
Tôi đi tìm chút hương bay cuối mùa.
Hương gì trong gió xa đưa,
Như quen mà cũng như vừa nhận ra.
Cứ bâng khuâng, cứ la đà,
Như xa, xa lắm, như là, gần bên
Ô kìa, khóm mộc dưới thềm,
Nhỏ nhoi mấy cánh hoa mềm trắng trong.
Cây già, cành khẳng khiu cong,
Mặc cho xương lạnh, gió đông d•i dầu.
Cánh hoa nhỏ, đ• thấy đâu,
Mà hương ngan ngát, thấm sâu đất trời.
Ta sinh ra ở trên đời,
Một thời trai tráng, một thời xông pha.
Giờ đây tuổi tác đ• già
Mắt mờ chân chậm cũng là phải thôi.
Vẫn mong thầm, một chút thôi,
Được như bông mộc, cho đời thơm hơn….
12-2007
Tiếng chim trong vườn
ở đâu có đám đào mào,
Cứ chiều buông xuống lại vào vườn Ông,
Con nghiêng mỏ, con rỉa lông,
Ríu ran tiếng hót lẫn trong lá cành.
Chiều giăng xương khói mong manh,
Kín cây chim đậu, nặng cành chim ca
Hoàng hôn đưa tiếng chim xa,
Để Ông lại, với bao la gió chiều …
Cuộc sống này quá thương yêu,
Có vườn xanh thắm, bao nhiêu chim trời,
Ông dù đang tuổi tám mươi,
Vẫn mong chăm chút , những chồi xanh non.
Cho cháu con, m•i m•i còn
Chĩu cành tiếng hót, những con đào mào…
12-2007
Nhạc điệu cuộc đời
“ Lòng anh vẫn m•i yêu em thật nhiều,
Đường dài vẫn dài,
nhưng đáng bao nhiêu.
Sông sâu, sâu thẳm,
đò ngang mấy độ,
Năm tháng bên nhau,
nồng thắm mặn mà.
“Đời anh hạnh phúc, như trời bao la…,,
Trái đất thì tròn,
Đông hết Xuân qua.
Giận thì giận nhiều,
hờn thì hờn lắm,
Cuộc sống vui buồn,
Mình m•i có ta…
Câu hát dăng đầy lối nhỏ mình qua,
Hạnh phúc quanh nhà,
như gấm như hoa
Như tiếng con thơ,
U ơ gọi Mẹ
Như lũ chim ri
Nhặt lúa chiều vàng,
Bài hát nghĩa tình, nghe m•i âm vang
Trải theo con nước,
Cát bồi mênh mang.
Đừng khóc mùa Đông,
Cạn dòng trơ đá.
Đừng vui sóng vỗ,
mùa Hạ mưa rào.
Để giận, để hờn là để mai sau.
Bởi đ• bao giờ
mình xa nhau đâu
Mỗi bữa vắng lâu,
Chiều không buông nắng.
Trăng buồn ngủ sớm,
đêm lạnh - trở mình.
Bài hát yêu thương, như biển thái bình…
Chẳng cần tô vẽ
sắc mầu lung linh
Ta hát cho nhau,
thầm thì sâu lắng.
Nhạc điệu cuộc đời,
Trong lời mình ca…
Rồi đến một ngày, ta thật là già
Vẫn m•i yêu nhau
Như thời bướm hoa !
Lượm mùa quả rồi
Gửi mầm trong hạt
Lại ươm cây tình ,
cho đời sau ra…
Tình em ấm m•i , như lời bài ca…
***
Đánh rơi
Nhìn lại chặng đường ta đ• đi qua,
Lắm lúc đánh rơi, nhiều khi nhặt được,
Chỉ luôn bất ngờ rập rình phía trước,
Và những gập ghềnh nơi bến bờ xa.
Nhớ lại những người đ• gặp gỡ ta,
Dù lạ, dù quen, không duyên thì nợ.
Ghét, yêu trong đời, bao giờ tròn trịa,
Cốt cách sang hèn, khôn dại khó phân.
Mới biết làm người đâu trọn nghĩa nhân,
Rộng hẹp tuỳ tâm, ngắn dài tuỳ tính,
Thảy cả do mình, chứ trời nào định,
Oán ân đôi đường, chẳng mượn cũng vay.
Miếng ngon nhớ lâu, điều đau đong đầy
Chẳng phải khó quên, mà là cố chấp,
Ước vọng thì cao, trí tài hạn hẹp,
Nên đích cuối cùng, kẻ chậm, người nhanh.
Tất bật một đời, vào ra loanh quanh,
Mới bước khỏi nhà, đ• mong trở lại,
Cứ tưởng con đường có đầu, có cuối,
Hoá ra đầu đi, là đích cuối về.
Cứ tưởng đánh rơi, là sẽ mất đi,
Như là tháng năm, như là tuổi tác,
Hỏi rằng răng long, hỏi rằng tóc bạc
Là ta nhặt được, hay là…của rơi.?
Kí ức không ghi, thế là mất rồi,
Kỉ niệm khó quên, ấy may còn lại,
Hễ còn đánh rơi, là còn tìm m•i,
Cả đời lượm hái, cái mình đánh rơi.
Hạt bụi nào đây, gom ta thành người,
Khi ta chết rồi, trơ còn cát bụi,
Tạo hoá đùa dai với trò may rủi.
Hạt nước lầm lũi, thành mưa cuối trời…
Khoan lớn tiếng than, Chớ vội cả cười,
Cho những rơi đi, và gì nhặt được,
Chỉ có một điều đào sâu chôn chặt:
- Đừng đánh mất mình, trong thứ đánh rơi!
1-2008
Trở về mảnh đất Thần tiên
Cổ tích
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày Giỗ Tổ Mồng Mười, Tháng Ba.
Khắp miền truyền m•i câu ca,
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm…
Vua Hùng
Hôm nay con lại về thăm,
Một vùng cổ tích, ân thâm nghĩa tình.
Ngọt ngào mảnh đất anh linh,
Rêu xanh bậc đá, dấu hình Rồng – Tiên.
Thanh thiên, lên tận thanh thiên,
Vua Hùng dắt cháu con lên cùng Người….
Năm nghìn năm, nắng mưa rơi,
Hạt nào tươi tốt cây đời Hi Cương,
Long chầu, hổ phục uy vương
Tướng quân giương nỏ. ghì cương ngựa thần,
Hùng thiêng - linh địa, kiệt nhân,
Đỉnh cao Nghĩa Lĩnh, tri ân Lạc - Hồng.
Tổ tiên gây dựng non sông.
Đời đời con cháu, một lòng đắp xây.
Thậm Thình vang m•i tiếng chày,
Bánh chưng, cùng với bánh dày hiến dâng…
Mỗi bước đi mấy bâng khuâng,
Bao nhiêu truyền thuyết, sáng vầng hào quang.
Đại Môn rộng lối thênh thang,
Hai cây thông đứng xếp hàng như tranh,
Chữ đề” Cao Sơn Cảnh Hành’’,
Cùng hai quan Đốc, đứng canh lối vào,
Một nén hương để thắp chào:
Trăm người như một, Đồng bào là đây;
Khói nhang Đền Hạ nồng say,
Mẫu Âu Cơ, chính nơi này sinh con:
Một bào trăm trứng vuông tròn.
Nửa phần xuống biển, lên non nửa phần,.
Để giờ Nước Việt - Con Dân,
Trăm dòng máu nóng, hoá thân một dòng,
Tiếng chuông vang dội thinh không
Thiên Quang thiền tự rêu phong chiều tà.
Ngẫm rằng Phật ở trong ta,
Đường lên tiên cảnh hoá ra nơi này,
Tám trăm năm vẫn còn đây,
Lá cành vạn tuế, phủ đầy nghĩa ân,
Đại già, hoa rắc trắng sân,
Bước chân này, tưởng bước chân nghìn trùng…
Con lên, lên đến Đền Trung,
“Hùng Vương Tổ miếu,,ngồi cùng các Lang
( Con trai Vua Hùng là Quan Lang, con gái là Mỵ Nương)
Đá xưa, xếp ghế phẳng hàng,
Dấu mòn ghi m•i những trang sử hồng;
Lang Liêu – trung, hiếu một lòng,
Nghĩa trời - đất, trả ơn công sinh - thành,
Bánh dày với bánh chưng xanh,
Xưa là truyền - thuyết, nay thành thuần – phong!
Đắp nền , bốn mặt non sông,
Lên cao đồi núi ngàn trùng cháu con.
(Câu đối tại Đền Trung:
Mở lối đắp nền bốn mặt non sông quy một mối
Lên cao nhìn rộng ngàn trùng đồi núi tựa cháu con)
Lời Tổ Tiên m•i trường tồn,
Mấy nghìn năm ấy vẫn còn âm vang.
Đền Trung, mây gió mơ màng,
Lạc Hầu, Lạc Tướng chắc đang tìm về…
Non sông một cõi đề huề,
Lời người khắc Cột Đá thề còn đây.
Trời cao lồng lộng mây bay,
Kính Thiên Lĩnh Điện, lễ bày tôn nghiêm,
Cháu con từ khắp mọi miền,
Về đây chiêm bái Tổ Tiên, Phật. Trời.
Cầu cho mùa vụ tốt tươi,
Dân an, Quốc thái, đời đời thịnh hưng.
Nén hương trước Mộ Vua Hùng,
Khói lên nghi ngút, một vùng Kim giao
Vua xưa áo vải, cờ đào,
Giặc Ân quýet sạch, Người vào bồng lai,
( Hùng Vương thứ 6, sau khi dẹp giặc Ân, về Núi Nghĩa Lĩnh,
vắt áo lên cành Kim giao rồi hoá, an táng tại đây)
vắt áo lên cành Kim giao rồi hoá, an táng tại đây)
Lần theo bậc đá uốn dài,
Con thăm Giếng Cổ, đ• khai dòng đời
Một nguồn trong, giữa giếng thơi,
Tắm cho con cháu triệu người là đây,
Dù cho nắng cạn, mưa đầy,
Sạch thơm cũng giọt nước này gội cho,
( Theo truyền thuyết Giếng Cổ là nơi
Mẫu Âu Cơ tắm cho 100 con )
Núi Hùng thẳng đứng dáng trò,
Đời đời Âu Lạc cõi bờ vẹn nguyên.
Hùng Vương Mười Tám Đời truyền,
( Hùng Vương truyền 18 đời, hơn 400 năm)
Bốn nghìn năm ấy, lời nguyền còn đây.
Rì rào tiếng gió rung cây,
Lá bay như suối tóc bay la đà,
Đây Tiên Dung, đó Ngọc Hoa,
Kia là Giếng Ngọc, hay là gương soi,
( Đền Giếng thờ hai Mỵ nương là Tiên Dung và Ngọc Hoa,
có giếng đá nguyên khối, nước không bao giờ cạn
là nơi soi gương chải tóc của hai nàng)
có giếng đá nguyên khối, nước không bao giờ cạn
là nơi soi gương chải tóc của hai nàng)
Bác Hồ nói với chiến sỹ Đai đoàn quân Tiên phong
ngày 19-9-1954, trước khi về tiếp quản thủ đô Hà Nôi:
ngày 19-9-1954, trước khi về tiếp quản thủ đô Hà Nôi:
“Các Vua Hùng đ• có công dựng nước,
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước,,
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước,,
Đền thiêng hương nến rạng ngời,
Bậc thềm còn vọng tiếng Người năm xưa,
Các Vua Hùng, dựng cơ đồ
Bác, cháu ta phải giữ cho vẹn toàn…
Chiều Hy Cương, nắng nhuộm vàng,
Đàn voi lặng lẽ xếp hàng xa kia,
(99 con voi quay về đất Tổ)
Ng• Ba Bạch Hạc thuyền về,
( Kinh đô xưa của nhà nước Văn Lang)
Cánh buồm – cánh hạc sẻ chia nỗi niềm,
Một vùng cổ tích thâm nghiêm,
Đến đây, mình mới hiểu thêm về mình,
Trăm năm một cuộc hành trình,
M•i trong ta, một dáng hình…Hy Cương.
Tháng Ba, Giỗ Tổ Hùng Vương,
Mình về, về giữa tình thương đồng bào…
3-2010
Truyền thuyết
Tục tuyền dòng giống Rồng Tiên,
Sinh ra gốc rễ từ miền Hồ luân,
Chàng Thế tử Lạc Long Quân,
Lấy Âu Cơ, chuyến đi tuần phương xa,
(Trăm người một bọc sinh ra,)
Nửa phần xuống biển Rồng - Cha,
Nửa lên núi thẳm, đó là Mẹ - Tiên .
Còn người anh cả ngoan hiền
Vua trao canh giữ đất miền Hy Cương,
Bắt đầu triều đại Hùng Vương
Bao đời, hùng cứ một phương lẫy lừng,
- Bánh dày cùng với bánh chưng,
Lang Liêu tiến lễ để mừng thọ Cha,
Thấy con nghĩa khí , thật thà,
Truyền ngôi để gữ nước nhà bền lâu,
- An Tiêm là đứa cứng đầu,
Vua đày ra đảo, ngõ hầu giáo dăn,
Sinh tồn kiếm cách làm ăn,
Mò cua bắt hến, khó khăn đủ điều,
Một hôm nghe tiếng quạ kêu,
Mới lần ra đó, thấy nhiều quả to,
Thế là đời sống ấm no,
Đặt tên dưa hấu, gửi cho đất liền..
Dân gian câu chuyện m•i truyền,
Làm dăn, hay để nhủ khuyên người đời.
- Tiên Dung nhân chuyến rong chơi,
Quây màn b•i cát làm nơi tắm trần,
Mới hay trời đ• định phần,
Cho Chử Đồng Tử vùi thân nơi này,
Thật như tiếng sét giữa ngày,
Người trên xối nước, người cày cát lên,
Không ngờ kết mối duyên tiên,
Hoá thành cánh vạc về miền thiên cung .
Một miền truyền thuyết Vua Hùng,
Cho người có Tổ có Tông tìm về.
3-2010
Việt Trì - mảnh Đất tôi yêu
Ngày xưa ơi!
Con cất tiếng chào đời,
Việt Trì bao nhiêu tuổi,
Mảnh đất đầy cát sỏi,
Bến Gót chiều hoang vu.
Lớn lên cùng lời ru
Lớn lên cùng khoai sắn,
Nước dòng Thao đỏ thắm,
Mỡ màu làng ven đê,
Vẫn Ng• ba si mê,
Cắt ngang trời cánh Hạc,
Gió nghìn đời xào xạc,
Trộn lẫn vào đục trong…
Đâu nước phân đôi dòng,
Cho đời ta tắm gội,
Cứ chìm vào đêm tối
Huyền thoại về Ng• Ba
Chiếc cầu vồng vắt qua,
Hiện tại và quá khứ,
Đêm Việt Trì không ngủ,
Rì rầm sóng xa đưa.
Thâm nghiêm Làng Cả xưa,
Dấu mình vùi trong đất,
Những mảnh đời - ngói gạch,
Lầm lũi cùng nắng mưa.
Chùa Tiên, khói hương thưa,
Mõ thinh không phiêu bạt,
Sư già lần tràng hạt,
Gió vương tà áo nâu,
Cổ tích rồi, bao lâu,
ẩn trong Lầu Thượng, Hạ,
Hồ nước trong xanh lạ,
Nàng Tiên nào khoả khuây,
Mỗi miền đất nơi đây,
Kể lời mình, rất nhỏ,
Chỉ xập xoà tán cọ,
Nắng mưa tràn cũng che.
Việt Trì Xưa - vẫn nghe
Nơi đây, Kinh đô cổ,
Cả một vùng Đất Tổ,
Trải Ng• Ba sông này.
Sóng trộn vào sóng – say,
Người ẩn vào năm tháng,
Chỉ có vầng trăng sáng,
Vĩnh hằng từ nghìn xưa
Hào quang sẽ đẩy đưa
Soi vào lòng gi• sử,
Hạt bụi nào bất tử,
Đọng cõi bờ hư vô
Mong Người h•y chỉ cho
Niết Bàn nào vĩnh cửu,
Tổ Tiên là hiện hữu,
Ta tôn thờ cho ta.
Ngày xưa thành lời ca,
Ngày xưa thành vọng ước
Ai ngày xưa mở Nước,
M•i m•i là Tổ xưa.!
Con - đứa trẻ ngây thơ,
Của muôn đời hậu duệ,
Việt Trì, qua dâu bể,
M•i xanh, Ngày xưa ơi!
Một thời để nhớ
Ta bước chân vào đời,
Việt trì, ngày gió bụi,
Bến Gót, đò ngang gọi,
Nắng quái chiều, mênh mang.
Lột xác, đời mở trang,
Xốn xang, tầu cập cảng,
Cuồn cuộn bao con sóng,
Như hoài thai, giữa dòng.
Vẫn nửa đục, nửa trong,
Trộn pha mùa gió bấc,
Cánh buồm nâu, bạc thếch,
Uốn cong nỗi thăng trầm .
Vẫn nghiệt ng• tháng năm,
ào ạt ba con sóng,
Đất oằn mình, chuyển động,
Việt trì , Nao nao lòng…
ánh đèn cắt ngang dòng,
Cầu nhịp đôi soi bóng
Đò ngang, nằm nghiêng sóng,
Sào cắm vào hư không…
Ta đi từ ruộng đồng,
Nên ngỡ ngàng – ống khói,
Gi•, xay nhờ chày cối,
Lam chiều khói rạ, rơm…
Nhà máy Hoá chất – Việt Trì
Nhà máy cứ vươn lên,
Kìa Điện giăng ánh sáng,
Giấy từng trang loá trắng,
Đường ngọt môi trẻ thơ.
Đây Hoá chất khói mờ,
Tiếng Xay chiều rộn r•.
Người vào ca hối hả,
Nước mát đầy phố xưa ,
Trừ sâu gió xa đưa,
Bê tông thêm mẻ trộn,
Mì chính vào cuộc sống
Việt Trì cất lời ca
( Các nhà máy được xây dựng
thời kì đầu của thành phố )
Đường Thanh Miếu nở hoa
Khang trang nhà tập thể,
Rạp chiếu phim mở cửa,
Hàng ăn đêm rộn ràng.
Loa phóng thanh vang vang,
Bài ca cầu mới dựng
(Lời ca: ánh đèn sáng trên cầu Việt Trì,
Trong đêm khuya vẫn còn vọng về …)
ánh điện bừng tổ ấm,
Thành phố Ng• ba sông
Đi lên từ tay không,
Đi lên từ khói bụi,
Việt Trì tha thiết gọi
Cả bàn tay bạn bè.
Những con nước tràn đê,
Tan hoang mùa dông b•o,
Vẫn vươn cao giàn giáo,
Thành phố – một công trường .
Người xây dựng muôn phương,
Cùng về đây góp sức,
Những Quân đoàn chủ lực,
áo lính xanh chật đường.
Tán lá trò bụi vương,
Nhà không cần mang số,
Tìm đâu ra tên phố.
Tên cũ - làng cổ xưa…
Thành phố buồn trong mưa
Bụi vương mờ khoé mắt.
Bẩn tận trong lối tắt,
Bầm khao khát đứng chờ…
( Thành phố 4 B )
Nào ai đâu có ngờ,
Tháng năm trôi mau thế
Cả một thời dâu bể,
Qua rồi ngày b•o dông,
Thành phố - Ng• Ba sông,
Đang dâng tràn sức sống,
Nhà xây cao, phố rộng,
Bóng xanh trùm mênh mông,
Chiều công viên rất đông,
Những lứa đôi hò hẹn,
Chuyến đò ngang cập bến
Trăng dát vàng trên sông…
Lúa chưa kịp trổ bông,
Ngô cũng vừa sang vụ.
Em lên đường nhập ngũ,
Chị theo Đoàn xung phong
Bầm đứng trên bến sông,
Mũ rơm che đầu bạc
Máy bay thù oanh tạc
Thành phố buồn tan hoang.
Còn đâu chuyến đò ngang
Chở nắng chiều về bến.
Đêm thì thầm câu truyện,
Người sang sông, tối đèn.
Hết rồi ngày chợ phiên,
Hồng Hạc khoe dáng đỏ.
Chẳng còn đàn em nhỏ
Đến trường sáng bình minh.
Tất cả phải thu mình,
Lẩn vào trong tán lá,
Đêm đi làm thành phố,
Ngày chạy vào thôn quê…
Anh bộ đội xa về
Tìm vợ nơi sơ tán,
Ven đồi dăm chiếc lán,
Trẻ đọc bài u - ơ.
Giữa núi rừng hoang sơ
Vọng tiếng ca soan ghẹo
Đời bỗng thêm trong trẻo,
Nâng bước người ra đi.
Nắng trải vàng ven đê
Chiều ng• ba sông vắng,
Nước pha ngầu bọt trắng,
Chiến trường xa dục về…
Gần mười năm lê thê,
Chiến tranh dài, dài m•i.
Người đi chưa trở lại,
Man mác chiều bến sông….
Viet Tri ngay moi
Hôm nay trời xanh trong,
Đàn em thơ đến lớp,
Cả phố phường choáng ngợp
Một cuộc sống đủ đầy.
Tay ta nắm trong tay,
Đường Hùng Vương bát ngát,
Nhà chen nhà san sát,
Rực rỡ đèn hoa dăng,
Ng• Ba sông thời mở cửa
Nguyễn Tất Thành – phố trăng,
Nước đài phun trắng xoá
Công viên lồng lộng gió
Mùa Thu chiều Văn Lang …
Đưa em vào Trung tâm,
Chợ ngơi đầy vải vóc
Buồn vui em muốn khóc
Tem, phiếu ngày xưa ơi !
Cứ chen chúc ngược xuôi,
Giữa dòng người hối hả,
Khế - Đại bàng ăn quả,
Ngày nay ơi, túi vàng.
Cọ xoè ô
Hỏi con gió lang thang,
Qua trung du rừng cọ,
Rằng ở đâu gian khó
Hơn mảnh đất nơi này!
Hỏi áng mây đang bay,
Giữa đồi chè xanh thắm
Rằng nghĩa tình nồng thắm,
Có đâu bằng nơi đây ?
Hỏi vầng trăng đang say,
Giữa muôn vàn tinh tú,
Nơi nào ngoài vũ trụ
Hơn Việt Trì - quê tôi.
Cũng m•i là phải thôi;
Quê hương là nguồn cội.
Việt Trì - tôi thầm gọi,
Những lúc lòng nhớ thương!
Việt Trì 2010
Dong chơi
Thăm Bắc Kinh
Ta đến Bắc Kinh những bốn lần!
Mỗi lần, lòng một mối phân vân,
Mới cám cảnh xưa dù vẫn một.
Mà tình thi thoảng tiếng chuông ngân….
Bắc Kinh Lần Thứ 1 (1966)
Năm ấy trên đường đến Liên Xô,
Dừng chân nghỉ tạm chốn ven đô,
Vạn Lí Trường Thành ngoài khung cửa,
Tàu chầm chậm qua, bóng núi mờ,
Nghe Thập Tam Lăng qua chuyện kể
Vọng Vương Phủ Tỉnh, bóng trăng mơ.
Trong ta Bắc Kinh xa lạ quá!
Hình ảnh Bác Mao, đỏ sắc cờ…
Tháng 8-1966
Qua Mông Cổ
Lâu rồi, du học phải xa quê,
Hè ấy, phép xin Sứ quán về,
Liên vận tầu ngang qua Mông Cổ
Một thoáng trời mây Ulan Bato.
Sa mạc mênh mông đến hư vô,
Trang trang lều bạt, nắng hanh khô,
Mũ lông sùm sụp, trai lưng ngựa,
áo da cừu rộng , gái Mông thô,
Danh tiếng lẫy lừng, nghìn năm đ•,
Đế quốc Nguyên Mông , Thành Cát Tư,
Máu hoà vào cát, hư danh cát
Bụi tan theo vó, gió cuốn đưa,
Bát ngát thảo nguyên, trời cùng đất,
Ngựa đàn ngơ ngác… chiến công xưa…
Tháng 8-1966
Bắc Kinh Lần Thứ 2 (1970)
Tàu đến Bắc kinh, sáng tinh mơ,
Nghỉ lại chờ xe mất sáu giờ,
Mấy bạn rủ nhau cùng đi dạo
Ngày ấy thủ đô chẳng như… thơ
Từng đội, từng đoàn Hồng vệ binh,
Xanh màu áo lính, đứng nghiêm minh,
Lác đác dăm ba người qua lại,
Quảng trường chống chếnh đến lặng thinh…
Ngó qua, ngó lại, chẳng được vào,
Cố Cung cửa đóng, Cấm thành cao,
Mấy chú vệ-binh nhìn thóc mách,
Người đi thân - lạ, chẳng dám chào,
Ba sáu chước đời, tìm hạ sách,
Cảnh buồn, tình cũng lắm tiêu hao,
Đất nước đang những ngày cải cách,
Giặc trong tay áo, biết làm sao!
Nhà ga xe lửa ngất trời cao,
Ba tầng nguyên một Tượng Bác Mao,
Quanh phố rực cờ sao cách mạng,
Lâm Bưu đứng đó vẫy tay chào!
Tháng 8- 1970
Bắc Kinh Lần Thứ 3 (1999)
Nhân chuyến làm ăn, đến Bắc Kinh,
Nhộn nhịp tầu xe, chốn phồn vinh,
Đại lộ thênh thang, hoa khoe sắc
Quảng trường chật ních bước chân chen,
Phố xá rộn ràng, như ngày hội,
Tiếng cười trong trẻo lối công viên,
Giữ kín gian truân đời sống thực,
Chẳng hé tâm tư lúc ưu phiền,
Mới biết dân Tàu thâm sâu lạ!
Dấu bất yên bình, tỏ bình yên.
Trên lễ đài Thiên An Môn –Bắc Kinh 1999
Ngồi đây đài lễ Thiên An Môn,
Nơi Chủ tịch Mao đọc tuyên ngôn,
Khai sinh nền Cộng hoà Dân chủ,
Đất nước nghìn năm m•i trường tồn,
Náo nức người đi, cứ bước dồn,
Trùng trùng mũ áo, sắc hương buông
Thâm kính Cố Cung, bừng tỉnh giấc,
Ngàn năm bí sử vẫn ngân chuông…
Chân nhịp theo chân, đá lát mòn,
Tạc vào chiến tích thửa vàng son,
Mặt đất gươm khuyơ còn vọng lại,
Trời cao ngựa hí, tiếng còn vang,
Vẫn gấm lụa xưa, vẫn ngai vàng,
Vẫn thềm đá cũ nắng mênh mang,
Lưu Gù thửa ấy ngồi đâu nhỉ,
Mà để Hoà Thân, đẩy về làng,
Tể Tướng - tưởng rằng, quyền uy thế,
Thường dân- mới biết, chẳng là chi.
Sảnh này vẫn để lối Khang Hy,
Bây giờ ai cũng có quyền đi,
Vương miện Càn Long, ngày xưa ngự,
Giờ cho thuê mẫu, chụp hình chơi.
M•i vạn đại - Dân, Vua – nhất thời,
Tuổi ba, tuổi sáu cũng lên ngôi,
Quang Tự, Phổ Nghi làm vua được
Ngai vàng sao ta chẳng thử ngơi…
Tháng 9-1999
Bắc Kinh Lần Thứ 4
Tuổi trẻ bôn ba vì cơm áo,
Cơm áo bao nhiêu mới đủ đầy?
Đủ đầy thì đ• về hưu nghỉ,
Hưu nghỉ mới cần dạo đó đây.
Bắc Kinh ta lại đến lần này,
Vẫn sân đá lát, thoáng thu say,
Ngọ môn, đỏ rực tường sơn mới,
Cánh cửa Thiên An, nắng vơi đầy,
Lịch sử Uchâu nghìn năm trước,
Điện Thái Hoà - Bắc Kinh – Trung Quốc 1999
Vẫn trào, vẫn lộng đến hôm nay,
Nguyễn An, có biết mình vẫn sống
Với những công trình để lại đây!
(- U Châu tên cũ Bắc Kinh thời nhà Hán.
- Nguyễn An- Tổng kiến trúc sư, xây dựng
Bắc Kinh với 9999 phòng, dòng d• 17 năm trời)
Thái Hoà, cung điện nghìn năm cũ,
Lầu ngang, xanh biếc lớp ngói dày,
D•y dọc, trắng phau hàng trụ đá,
Lưỡng Long Chầu Nguyệt lẩn trời mây .
Ngọc ngà, châu báu bao của lạ
Cây quý, hoa thơm lắm thứ bày
Minh đến, Thanh đi còn đâu nữa,
Thế thời luân chuyển tựa xương tan,…
Qua đất Bắc Kinh, thấy nhân gian,
Bảy nghìn năm sử, b•o giông tràn,
Bao lớp anh hùng tàn xương cốt,
Mấy phen thành quách khói mù tan
Cỏ xanh che lấp màu tang tóc,
Nước trong gội sạch bụi tro tàn.
Triệu triệu xác người, hoà vào đất,
Lưu giữ làm chi, khúc Trường Thành!
Ta đến đây, đâu để vấn sử sanh?
Đọc Kinh Lễ và nghe lời Khổng Tử,
Xem Thuỷ Hoàng xây Trường thành Vạn lý
Ngắm Từ Hi giữa chốn Di Hoà
Đến mấy lần rồi, đâu nhận ra,
Gió đẩy chuông rung, mũi đao xa,
Thiên đàn ứng nghiệm hồn sông núi,
Cầu đảo mong mưa thuận gió hoà,
Quốc thái, Dân an, bền x• tắc
An bình, khang thịnh nước Trung Hoa,
Lịch sử cổ kim, khác chăng là,
Mỗi thời, mỗi đạo - đạo vẫn tà !
M•i cầu chính đạo, mà chưa thấy,
Để thế cùng thời cứ chảy qua.
Bắc Kinh d•y d•y, toà toà
Tầng tầng lớp lớp, hào hoa, muôn đời.
Có duyên , nên được đón mời,
Nói lời cảm tạ; Nói lời chia tay,
Đường về bát ngát trời mây,
Hoàng hôn nhuộm cánh máy bay rực vàng..
Thượng Hải Lần thứ 1 (1999)
Phố Đông, non nước bao xa,
Ai đi Thượng Hải cho ta cùng về;
Lỗi hẹn, rồi lỗi cả thề,
Bởi chưng công việc bộn bề, đảm đương.
Thế rồi được dịp giao thương,
Khách hàng mời đón, lẽ thường tham quan,
Bốn anh em, hợp thành Đoàn,
áo khăn tề chỉnh, hân hoan lên đường,
Bạn ra đón tại phi trường,
Rước về khách sạn, sắp giường nghỉ đêm.
,
Chăn bông, đệm ấm, gối êm
Lạ nhà, lạ cảnh lại thêm lạ người
( Nói ra sợ lộ chuyện cười,
Phở Tàu chắc hẳn hơn mười phở ta,
Nghĩ mình phương diện quốc gia,
Quan trên trông xuống, người ta trông vào.
Thị trường khảo sát thế nào!
Đụng của ấy vào, chết chắc còn đâu)
Anh em bàn trước bàn sau,
Hai người chung ngủ với nhau một phòng!
Cứ nằm im, thế là xong,
Mặc cho điện thoại réo trong, réo ngoài,
Sáng ra ai cũng nhìn ai,
Bưng mồm cười ngất với bài, chốn phu
Thăm Nam Kinh
Tháng 9-1999
Lên đường cao tốc Giang Tô,
Ba trăm cây số, ôtô 3 giờ.
Ôi Nam Kinh, đẹp như mơ,
Nhà cao, phố rộng, xương mờ núi xa,
Đường trưa, thông phủ loà xoà,
Dật Tiên Lăng Mộ, một toà trên cao,
Tử Kim Sơn gió ào ào,
Tượng Người đứng đó rì rào lá reo,
Bốn trăm bậc đá lên đèo,
( Chính xác là 392 bậc đá hoa cương)
Nhà cao, mái biếc, hoa leo tím giàn
Tượng Người nằm đó bình an,
Nhưng trong tim óc, muôn vàn âu lo.
Trước Nhà Tiền đường 9-1999
Quốc Dân, dựng một cơ đồ,
"Vi công Thiên hạ,, Chữ to lời nguyền
(Phương châm CM của Tôn Trung Sơn là:
Tất cả của cải thuộc về nhân dân)
Dân sinh, Dân tộc, Dân quyền,
Mục tiêu, lý tưởng- lưu truyền về sau…
Trung Hoa Dân Quốc ở đâu
Để cho Nhật Bản làm đau nhân tình.
Hỡi ba mươi vạn sinh linh,
Bao giờ xoá được bóng hình tang thương
( Lính Nhật chiếm và giết hại 300.000
người tại Nam Kinh năm 1937)
Máu thiêng pha nước Sông Trường,
Nấm mồ oan, chốn Đế Vương thật buồn..
( Gia Cát Lượng tả: Núi Chung thế rồng cuốn,
Đá hình hổ phục, Nam Kinh chính là
chốn Đế Vương muôn đời)
Hoàng hôn xuống Tử Kim Sơn,
Nam Kinh, bảng lảng,
Mây vờn gió xương.
Thôi chào nhé, ta lên đường,
Nỗi buồn nhân thế vấn vương bụi hồng…
Tháng 9 - 1999
Thượng Hải
Thượng Hải Lần Thứ 1 (9-1999)
Mình về ghé lại Phố Đông,
Trung tâm Tài chính bên sông vẫn chờ,
Tháp Minh Châu, ánh điện mờ,
Thuyền đêm Hoàng Phố, thẩn thơ sóng dồi.
Thành đây 17 triệu người,
Tam Hoàng, Hội ấy ra đời đ• lâu,
Đông Ngô, đắp bến đóng tầu,
Càn Long cũng đ• xây lầu, dựng cung.
Thượng Hải –Hòn ngọc Phương Đông,
Vươn mình lớn dậy, bên dòng Trường Giang
Thủ đô kinh tế rộn ràng,
Biết bao tiền của, mở mang cõi này,
Nhìn càng đắm, ngắm càng say,
Sức người , rồi cũng đổi thay đất trời,
Đến đây đâu chỉ dạo chơi ?
Ngẫm ta, mới thấy bao người hơn ta !
Nước Tàu hỏi đ• bao xa,
Học Tàu ai bảo không là học khôn !
ở nhà nhất mẹ nhì con,
Theo Tàu mà chạy, ta còn đuổi lâu,
Sang Tàu học được mỗi câu,
Muốn đi, phải biết ngẩng đầu mà trông.
Nghĩ mình chân đất, tay không,
I-tờ đâu phải vỡ lòng mà phê,
Mấy ngày đàm đạo chán chê,
Hợp đồng kí tắt, mọi bề tạm xong.
Phố phường thanh thản duổi dong,
Đây Chùa Phật Ngọc, Phố Đông kia là,
Miếu Thành Hoàng thật kiêu sa,
Sông Hoàng Phố đó tàu xa, tầu gần
Bến chiều Thượng Hải còi ngân,
Lòng người lữ khách muôn phần xốn xang
Đường Nam Kinh thật cao sang
D•y dài sầm uất, quán hàng đầy ngơi,
Gọi là v•ng cảnh dạo chơi,
Tiền đâu mua sắm những nơi thế này,
Nghe đâu, đời Tống chốn đây,
Làng chài xơ xác mấy cây ngô đồng,
Mà giờ phố rộng, người đông,
Sáng loà Hòn ngọc Phương Đông ngỡ ngàng
( Thượng Hải – Hòn Ngọc Phương Đông,
Pa ri Phương Đông…)
Cuộc vui nào cũng sang trang
Thời gian như gió bay ngang cuộc đời,
Vẫy tay, chào biệt người ơi!
Cánh bay, đêm rộng, bầu trời đầy sao…
Thượng Hải 9-1999
Nam Ninh.
Tháng 9-2007
Chẳng hay duyên phận thế nào,
Dưỡng già lại được dịp chào chốn xưa,
Sáng ra xe đón, con đưa.
Lạng Sơn thẳng lối, nắng trưa dịu dàng,
Mục Nam Quan - Hữu Nghị Quan
Qua vùng biên ải, bước sang đất người,
Chung nhau trên - một khoảng trời,
Phân chia dưới - mốc rạch ròi đất đai,
Bằng Tường 6-2008
Giấy tờ trình báo công khai,
Chủ quyền dân tộc không ai coi thường.
Ngủ đêm dừng ở Bằng Tường
Sáng ra, xe mới thẳng đường Nam Ninh.
Nhật ký thơ, một tác phẩm kỳ công rất có ý nghĩa và giá trị để lại cho con cháu.
Trả lờiXóa